Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 8 Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập (Thành phần gọi - đáp, thành phần chêm xen)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 8 Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập (Thành phần gọi - đáp, thành phần chêm xen) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …./…./…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT:  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được hai thành phần biệt lập: gọi- đáp và chêm xen (phụ chú)

- HS xác định được chức năng của thành phần gọi- đáp và thành phần chêm xen (phụ chú); biết vận dụng để tiếp nhận và tạo lập văn bản

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập thành phần biệt lập

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học thành phần phụ chú
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về việc tại sao cần phải lựa chọn các từ ngữ có

sắc thái phù hợp trong nói và viết

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

Hãy kể tên các loại thành phần biệt lập mà em đã được học ở bài học trước. Lấy ví dụ minh hoạ và phân tích

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

- Các loại thành phần biệt lập mà em đã được học ở bài học trước là thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

+ Ví dụ thành phần cảm thán: Chao ôi, thời tiết hôm nay mới mát mẻ làm sao. -> “Chao ôi” thể hiện sự thoải mái, vui sướng của người nói (người viết) trước bầu không khí mát mẻ

+ Ví dụ về thành phần tình thái: Hình như bão sắp về. -> "Hình như" thể hiện sự không chắc chắn về việc cơn bão sẽ về.

* Gợi ý trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về thành phần biệt lập
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về thành phần biệt lập
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy cho biết dấu hiệu nhận biết và tác dụng của thành phần gọi - đáp?

- Em hãy cho biết dấu hiệu nhận biết và tác dụng của thành phần chêm xen (phụ chú)?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Ôn lại kiến thức:

1. Thành phần gọi - đáp

Thành phần gọi – đáp: thành phần dược dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, được đánh dấu bằng những từ ngữ gọi – đáp như: ơi, thưa, dạ, vâng, …

Ví dụ 1:

- Anh Mên ơi, anh Mên!

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

-> Ơi là thành phần gọi – đáp mà Mon dùng để gọi Mên

Ví dụ 2:

ÔNG GIUỐC-ĐANH: - Lại còn phải bảo cái đó à?

PHÓ MAY: - Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả

        (Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)

-> Vâng là thành phần gọi – đáp mà phó may dùng để đáp lại lời ông Giuốc-đanh

2. Thành phần chêm xen (phụ chú)

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 8 Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập (Thành phần gọi - đáp, thành phần chêm xen) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận