Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 6 Văn bản 1: Mắt sói (trích)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 6 Văn bản 1: Mắt sói (trích) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết : 13 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6

  • Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong chính tính chính thể của tác phẩm văn học
  • Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện
  • Nêu những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm văn học
  • Nhận biết được đặc điểm của trợ từ, thán từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả
  • Viết được bàn văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được dùng trong tác phẩm
  • Biết trình bày ngắn gọn về một cuốn sách
  • Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  VĂN BẢN 1: MẮT SÓI

(Trích, Đa-ni-en Pen-nấc)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm (đề tài về thế giới trẻ em, loài vật, quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, quan hệ của Phi Châu và Sói Lam – hai nhân vật chính của tác phẩm, một vài chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích Mắt sói, …)

- HS nhận biết và phân tích được cốt truyện đa tuyến trong văn bản Mắt sói

- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Mắt sói

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mắt sói

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mắt sói

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Mắt sói
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 5)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim có nội dung về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người với giới tự nhiên (loài vật, cây cỏ, vũ trụ, …) và chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm hoặc bộ phim đó
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

- Nêu tên một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim có nội dung về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người với giới tự nhiên (loài vật, cây cỏ, vũ trụ, …)

- Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm hoặc bộ phim đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức nhóm đôi trong vòng 2-3’

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

- Một số tác phẩm có nội dung nói về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người với giới tự nhiên là Con chào mào (Mai Văn Phấn), Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần), Ngàn sao làm việc (Võ Quảng),…

- “Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão. Qua đó tác giả muốn giáo dục những cô bé, cậu bé – những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, với thông điệp đầy ý nghĩa về tình cảm, tình bạn và trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên và động vật, văn bản mà chúng ta sẽ được tìm hiểu ngày hôm nay - Mắt sói đã trở thành một trong những tác phẩm văn học thiếu nhi được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Trong buổi học này, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu và phân tích văn bản Mắt sói để thấy được tác phẩm này thực sự là một câu chuyện đầy xúc động về tình cảm gia đình, tình anh em cũng như sự cưu mang đùm bọc không toan tính giữa người với người.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Mắt sói
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Mắt sói
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Mắt sói
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Đa-ni-en Pen-nắc ?

- Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cốt truyện đa tuyến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà và trả lời các câu hỏi sau:

+ Cốt truyện đa tuyến là gì?

+ Cốt truyện đa tuyến có đặc điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Đa-ni-en Pen-nắc sinh năm 1944, là nhà văn lớn người Pháp

- Ông thành công với nhiều thể loại: tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, …

- Một số tác phẩm nổi tiếng viết về thiếu nhi của ông đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982), Mắt sói (1984), Nỗi buồn thời cắp sách (2007), …

 

 

 

 

 

 

b. Tác phẩm

Mắt sói là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Pháp và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cốt truyện đa tuyến

- Cốt truyện đa tuyến là kiểu cốt truyện tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện.

- Trong cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện thường phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gắn với số phận các nhân vật chính của tác phẩm

 

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Mắt sói
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Mắt sói
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Mắt sói

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhan đề, bố cục và tình huống truyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Mắt sói

+ Em có nhận xét gì về cốt truyện của tác phẩm?

+ Em hãy chỉ ra mạch truyện dựa theo các phần truyện đã được chia trong sách giáo khoa.

(* GV gợi ý: Với mỗi một mạch truyện, em hãy cho biết mạch truyện đó gắn với nhân vật nào; câu chuyện diễn ra trong thời gian, không gian nào; nội dung chính của câu chuyện là gì, …)

+ Xác định tình huống truyện Mắt sói

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Tìm các chi tiết miêu tả mắt sói ở phần (1)

+ Chỉ ra những hình ảnh so sánh, liên tưởng với hình ảnh mắt sói trong phần (1)

+ Nêu cảm nhận về hình ảnh mắt sói

+ Xác định câu chuyện hiện lên trong mắt sói

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Những cuộc trốn chạy các toán đi săn của gia đình nhà sói

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

I. Cốt truyện, mạch truyện và tình huống truyện

a. Cốt truyện và mạch truyện

- Cốt truyện có điểm nhìn hiện tại - quá khứ và tương lai của cậu bé Phi Châu ở trong đó. Cốt truyện chung của tác phẩm là kể về cuộc gặp gỡ đầy thú vị và ngộ nghĩnh của Sói Lam và Phi Châu ở trong sở thú, khi hai nhân vật nhìn vào mắt của nhau, họ đã thấy được cuộc đời của đối phương. Còn các cốt truyện riêng được lồng ghép vào cốt truyện chung này chính là 2 cốt truyện: Một, khi Phi Châu nhìn vào mắt Sói Lam, cậu bé đã được chứng kiến câu chuyện cuộc đời của Sói Lam và cốt truyện còn lại, khi Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nó cũng được chứng kiến câu chuyện về cuộc đời Phi Châu. 

=> Đây chính là một tác phẩm hay có cốt truyện đa tuyến.

Về mạch truyện:

+ Chương 1: Mạch truyện về nhân vật Sói Lam và Phi Châu; thời gian: hiện tại; không gian: vườn bách thú; nội dung: cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam, con sói và cậu bé nhìn nhau bằng một mắt trong vườn thú

+ Chương 2: Mạch truyện về nhân vật Sói Lam; thời gian: quá khứ, không gian: Bắc Cực xa xôi, lạnh giá, hùng vĩ; nội dung câu chuyện: những cuộc trốn chạy các toán đi săn của gia đình nhà sói

+ Chương 3: Mạch kể chuyện về nhân vật Phi Châu; thời gian: quá khứ; không gian: ba miền châu Phi rộng lớn; nội dung câu chuyện: hành trình mưu sinh nhọc nhằn trên khắp châu Phi của cậu bé Phi Châu

-> Phi Châu và Sói Lam xích lại và đồng cảm với nhau vì giữa hai nhân vật có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều sinh ra trong hoàn cảnh khốc liệt, đều bị bán và tạm thời sống sót từ Bắc Cực và châu Phi xa xôi – những nơi đang bị con người tàn phá

b. Tình huống truyện

Tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé tên là Phi Châu và Sói Lam. Sói Lam chỉ có một mắt. Con mắt kia của nó đã bị mất trong một cuộc giao tranh với con người. Cậu bé Phi Châu nhìn sâu vào mắt Sói Lam và câu chuyện của gia đình nhà sói đã hiện lên qua con mắt ấy. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng có lúc được chuyển sang ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật Sói Lam. Sói Lam kể về những cuộc trốn chạy của gia đình nhà sói nơi Bắc Cực xa xôi, lạnh giá. Tiếp đó, Sói Lam nhìn sâu vào mắt Phi Châu và câu chuyện của cậu bé đã hiện ra với hành trình mưu sinh nhọc nhằn. Sau một vài sự cố gia đình Phi Châu đã chuyển đến thành phố và cha cậu được làm việc trong sở thú. Ở vườn thú, Phi Châu đã được gặp lại những người bạn thân thiết.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam

- Các chi tiết miêu tả mắt sói: con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen, con mắt không chớp bao giờ, to, tròn, hệt như một ngọn đèn trong đêm, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải, xuất hiện những điểm màu khác nhau, con ngươi cháy lên như một đám lửa thực sự, …

- Những hình ảnh so sánh, liên tưởng với hình ảnh mắt sói: hệt như ngọn đèn trong đêm, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải

- Những chi tiết này cho thấy cậu bé cảm nhận được trong mắt sói chất chứa nỗi buồn thẳm sâu, sự u uất, cô đơn, trống trải. Điểm nhấn đặc biệt trong đôi mắt sói là con ngươi “có sự sống”. Trong con ngươi của sói là một bức tranh đa sắc màu: “màu lông của năm con sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng’’

- Câu chuyện hiện lên trong mắt sói là hồi ức về gia đình nhà sói. Nhìn vào trong con mắt hiện lên một mái ấm gia đình từng hạnh phúc của sói Lam và tình yêu thương sự gan dạ của sói Lam đã xả thân cứu người em của mình là Ánh Vàng

2. Những cuộc trốn chạy các toán đi săn của gia đình nhà sói

- Sói Lam cứu sói Ánh Vàng:

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 6 Văn bản 1: Mắt sói (trích) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận