Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 8 Văn bản 1: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 8 Văn bản 1: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 8: NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết : 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 8

  • Nhận biết được luận đề và luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận
  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành phần biệt lập trong câu
  • Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm
  • Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội
  • Yêu văn chương, trân trọng lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ; tôn trọng và có ý thức học hỏi cách tiếp nhận văn bản văn học của người khác

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT :  VĂN BẢN 1: NHÀ THƠ CỦA QUÊ HƯƠNG

LÀNG CẢNH VIỆT NAM

(Trích, Xuân Diệu)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được luận đề và hệ thống luận điểm của văn bản nghị luận

- Với mỗi luận điểm, HS xác định được lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề

- HS hiểu được những nét đặc sắc trong cách viết của tác giả, từ đó rút ra cho bản thân những bài học hữu ích trong việc viết bài văn nghị luận văn học nói riêng và tạo lập văn bản nói chung

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 61)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc chia sẻ ấn tượng về những tác phẩm văn học viết về mùa thu mà em yêu thích
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

- Em biết những tác phẩm văn học nào viết về mùa thu? Chia sẻ với các bạn về vẻ đẹp của mùa thu trong một tác phẩm mà em yêu thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo hình thức cá nhân trong vòng 2-3’

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Tác phẩm văn học viết về mùa thu mà em yêu thích là Sang thu - Hữu Thỉnh. Vẻ đẹp mùa thu trong bài Sang thu để lại cho em nhiều ấn tượng là: Thời khắc “Sang thu” trong bài thơ của Hữu Thỉnh mang một vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ. Đó là mùa thu của những rung động hồn nhiên, giản dị trong tâm hồn một người thơ đã “đứng tuổi”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, ngoài những tác giả có những tác phẩm hay viết về mùa thu mà các em vừa mới nhắc tới ở trên, tác giả Nguyễn Khuyến cũng có những cách cảm nhận của riêng mình khi viết về mùa thu, từ đó viết nên chùm thơ thu tuyệt bút, chùm thơ thu ấy đã được nhà thơ Xuân Diệu cảm nhận hết sức tinh tế trong văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” mà chúng ta sẽ được học trong ngày hôm nay

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
  4. Tổ chức thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Xuân Diệu?

- Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản nghị luận văn học và luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Văn bản nghị luận văn học là gì?

+ Em hãy trình bày đặc điểm luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Xuân Diệu (1916-1985) quê ở Hà Tĩnh, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam

- Thơ ông nồng nàn, sôi nổi, thể hiện tấm lòng yêu đời, ham sống thiết tha. Bên cạnh thơ ca, ông còn viết nhiều tiểu luận phê bình văn học

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phê bình giới thiệu thơ (1960), ...

 

 

 

 

 

b. Tác phẩm

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam được trích trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, NXB Văn học, Hà Nội

 

 

 

 

 

 

2. Văn bản nghị luận văn học và luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học

- Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản nghị luận trong đó người viết trình bày tỏ quan điểm, đánh giá của mình về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác phẩm, tác giả, thể loại,...). Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí.

- Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học

+ Luận đề trong văn bản nghị luận văn học là vấn đề chính (về tác phẩm, tác giả, thể loại,...) được bàn luận trong văn bản, thường thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản.

+ Luận điểm trong văn bản nghị luận văn học là những ý chính được triển khai nhằm cụ thể hoá luận để, dựa trên đặc điểm của đối tượng được bàn luận. Chẳng hạn, nếu đối tượng được bàn luận là một tác phẩm văn học thì hệ thống luận điểm có thể được triển khai dựa trên các đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.

+ Lí lẽ trong văn bản nghị luận văn học là những điều được nêu ra một cách có căn cứ, hợp lô-gíc để làm rõ tính đúng đắn của luận điểm. Lí lẽ có thể đan xen yếu tố biểu cảm, nhưng cần chặt chẽ, khúc chiết, sắc bén, tránh dài dòng và cảm tính. Bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh,...

được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại.... được dùng để làm sáng tỏ luận điểm.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Luận đề và hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

+ Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam bàn luận về vấn đề gì? Những yếu tố nào giúp em nhận ra điều đó?

+ Em hãy tìm các luận điểm thể hiện sự khác biệt ấy và nêu các lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.

+ Tác giả bài nghị luận đã chỉ ra đặc điểm chung nào ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Luận đề và hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

a. Luận đề

- Luận đề: Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong ba bài thơ thu của tác giả Nguyễn Khuyến

- Có thể xác định được luận đề này là do:

+ Nhan đề văn bản đã trực tiếp thể hiện luận đề trên, hé lộ cho người đọc biết văn bản viết về những vần thơ của làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến

+ Nội dung văn bản: đi sâu vào khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong ba bài thơ thu của ông

b. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng

Mỗi bài thơ thu đều có nét đẹp riêng:

* Thu ẩm

- Luận điểm: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa thu ở nhiều thời điểm, sự khái quát về cảnh thu

- Lí lẽ:

+ Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu lô-gíc

+ Ngõ tối đêm sâu mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

+ Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt thì không hợp, không điển hình với một đêm có trăng

+ Khói bếp nhà ai đã nấu cơm chiều

+ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt là trời của một buổi chiều

- Bằng chứng: các câu thơ, cụm từ được dẫn ra từ bài Thu ẩm và hai câu thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến

* Thu vịnh

- Luận điểm: Bài thơ mang cái hồn, cái thần của một bài thơ hơn cả: vẻ thanh – trong – nhẹ và cao

- Lí lẽ:

+ Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở bầu trời

+ Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian

+ Nước biếc trông như tầng khói phủ  bay bổng nhẹ nhàng mơ hồ hư thực

- Bằng chứng: Các câu thơ, cụm từ được dẫn ra từ bài Thu vịnh

* Thu điếu

- Luận điểm: Bài thơ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (Bắc Bộ)

- Lí lẽ:

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 8 Văn bản 1: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận