Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …./…./…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT:  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

BIỆN PHÁP TU TỪ, NGHĨA CỦA TỪ NGỮ, LỰA CHỌN CẤU TRÚC CÂU

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, nhân hoá, đảo ngữ

- HS xác định và giải thích được nghĩa của một số từ

- HS biết lựa chọn cấu trúc ngữ pháp phù hợp với mục đích giao tiếp

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập biện pháp tu từ, nghĩa của từ, lựa chọn cấu trúc câu

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về việc tại sao cần phải lựa chọn các từ ngữ có

sắc thái phù hợp trong nói và viết

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Câu 2: Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có". Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng theo cách như vậy và giải thích ý nghĩa của những từ đó. 

Câu 3:

- Ý 1: Từ khuất được dùng trong câu "Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn." có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?

- Ý 2: Sau đây là những câu được thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong văn bản đã học. Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc?

+ Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.

+ Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức nhóm đôi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

Câu 1: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên là biện pháp so sánh. Tác dụng: Cách diễn đạt giàu hình ảnh, gợi liên tưởng thú vị này khiến người đọc cảm nhận được sự tươi mới, rực rỡ và tràn đầy sức sống của tâm hồn nhà thơ

Câu 2: Từ có yếu tố hóa được hiểu theo nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có":

- Hóa học: khoa học nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và sự chuyển hoá của các chất.

- Hóa thân: biến thành một người hoặc vật cụ thể khác nào đó

Câu 3:

- Ý 1: Từ khuất phù hợp hơn từ trần, hi sinh vì cùng mang tính chất nói giảm nói tránh nhưng hi sinh thường được dùng với anh hùng, từ trần mang tính chất trang trọng. Nếu thay thế chỉ có thể dùng mất.

- Ý 2:

+ Câu gốc: có 2 vế, vế đầu nêu băn khoăn về một điều chưa rõ, vế sau đưa ra một dự đoán nhằm giải thích cho điều chưa rõ ở trên.

+ Nếu đổi cấu trúc thành câu thay đổi thì lời giải thích lại xuất hiện trước điều băn khoăn. Đặt câu thay đổi cấu trúc vào văn bản sẽ thấy không hợp lí.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về biện pháp tu từ, nghĩa của từ, lựa chọn cấu trúc câu
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về biện pháp tu từ, nghĩa của từ, lựa chọn cấu trúc câu
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy trình bày những hiểu biết của em về các biện pháp tu từ sau: nhân hoá, điệp ngữ, so sánh và đảo ngữ

- Nghĩa của từ là gì?

- Việc lựa chọn cấu trúc câu có tác dụng như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Ôn lại kiến thức:

1. Biện pháp tu từ

- Nhân hoá

- Điệp ngữ

- So sánh: là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng để làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc.

Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

                                         (Hồ Chí Minh)

- Đảo ngữ: Đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ, trợ từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, chiều sâu cho lời văn, ý thơ

Ví dụ:

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, rợ mấy nhà"

(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

-> Nếu theo đúng cấu trúc ngữ pháp thông thường sẽ là "Vài chú tiều lom khom dưới núi" và "Bên sông lác đác rợ mấy nhà". Tuy nhiên ở đây thi nhân đã đảo các tính từ "lom khom" và "lác đác" ở vị trí vị ngữ lên đầu câu để nhấn mạnh cho dáng vẻ nhỏ bé, cảnh vật hiu quạnh giữa không gian núi rừng rộng lớn, bao la nơi đèo ngang. Từ đó mà làm bật ra tâm trạng cô đơn, cô quạnh được giấu kín trong tâm hồn tác giả.

2. Nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của từ là nội dung, tính chất, hoạt động, quan hệ,… mà từ đó biểu thị. Hiểu theo cách đơn giản thì nghĩa của từ chính là phần nội dung mà từ đó biểu thị để giúp chúng ta hiểu và nắm bắt được nội dung của từ đó. 

Ví dụ: 

- Cây: Là một loại thực vật trong thiên nhiên có rễ, thân, cành, lá

- Bâng khuâng: tính từ chỉ trạng thái tình cảm không rõ ràng của con người

- Chạy bộ: danh từ chỉ một hoạt động thể dục thể thao của con người

3. Lựa chọn cấu trúc câu

- Việc lựa chọn cấu trúc có tác dụng thể hiện ý nghĩa của câu nói, nếu thay đổi cấu trúc thì ý nghĩa có thể thay đổi theo

Ví dụ:

1. Từ đằng xa tiến lại hai chú bé.

2. Từ đằng xa hai chú bé tiến lại.

-> 1. Nghĩa là: người nói đang tiến lại gần hai chú bé đang đứng im.

2. Nghĩa là: hai chú bé đang tiến lại gần.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
  3. Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:  Bài tập 1 SGK trang

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

Câu hỏi 1. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các trường hợp sau:

  1. Em đứng bên đường

                                     như quê hương

(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)

  1. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

  1. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

  1. Nho vẫn thì thầm. Nó cũng đang ở trạng thái như tôi. Yêu tất cả. Tình yêu của những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

  1. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận