Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Trợ từ

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Trợ từ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …./…./…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT:  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TRỢ TỪ

  1. MỤC TIÊU

  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được đặc điểm và hiểu được chức năng của trợ từ để sử dụng đúng và hiệu quả trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe

  1. Năng lực

  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập trợ từ

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG

  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học trợ từ

  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.

  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về những từ loại đã được học

  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Hãy liệt kê những từ loại em đã học và lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi loại

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

- Những từ loại đã được học: danh từ, động từ, tính từ, số từ, …

+ Danh từ: cái bàn, cái ghế, học sinh, …

+ Động từ: chạy, nhảy, bay, ….

+ Tính từ: xinh đẹp, xấu xí, tốt đẹp, …

+ Số từ: một, hai, ba, vài, dăm, mươi, …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

- GV dẫn dắt: Bên cạnh các từ loại đã được học thì hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu một từ loại mới đó là trợ từ. Các em mở vở ra ghi bài và chúng ta bước vào bài mới “Thực hành tiếng Việt: Trợ từ”

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về trợ từ

  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về trợ từ

  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau:

- Theo em, thế nào là trợ từ?

- Em hãy trình bày tác dụng của trợ từ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Ôn lại kiến thức:

1. Trợ từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với từ ngữ nào đó trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

2. Tác dụng của trợ từ

- Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm (cả, ngay, chính, …)

Ví dụ: Ngay lần đầu gặp gỡ, tôi và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương

           (Tôi là Ben-tô, Nguyễn Nhật Ánh)

-> Trợ từ ngay nhấn mạnh thời điểm gặp gỡ của tôi và Lai-ca

- Trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ mà nó đi kèm (những, chỉ, có, …)

Ví dụ: Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm dần trong nước đỏ

(Bầy chim chìa vôi, Nguyễn Quang Thiều)

-> Trợ từ biểu thị thái độ đánh giá của người viết: thời gian dải cát nổi giữa sông chìm dần vào trong dòng nước đỏ là rất nhanh (dăm đêm)

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt

  3. Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.

  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.

  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:  Bài tập 1 SGK trang 14

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

Câu hỏi 1. Tìm trợ từ trong các câu sau và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ ở từng trường hợp:

  1. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con người.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

  1. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

  1. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Trợ từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận