Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 8 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 8 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…./…./…..

Ngày dạy:…./…../…...

TIẾT:…..:THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU

Sau bài này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập trong câu
  • Vận dụng kiến thức tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập trong câu
  • Vận dụng kiến thức tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý sách và thường xuyên đọc sách.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Ngoài chủ ngữ, vị ngữ là các thành phần chính của câu. Vậy em đã được học những thành phần phụ nào của câu, hãy nêu những thành phần phụ của câu mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Trạng ngữ, định ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ……….

- GV dẫn dắt vào bài: Các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ,…các thành phần câu này nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Giờ học này chúng ta sẽ được tìm hiểu về các thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần gì và vai trò của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm và chức năng
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm thực hiện các yêu cầu sau:

·        Nêu khái niệm thành phần biệt lập

·        Nêu đặc điểm và tác dụng của thành phần phụ chú? Cho ví dụ minh họa?

·        Nêu đặc điểm và tác dụng của thành phần gọi – đáp? Cho ví dụ minh họa.

·        Nêu đặc điểm và tác dụng của thành phần cảm thán? Cho ví dụ minh họa?

·        Nêu đặc điểm và tác dụng của thành phần tình thái? Cho ví dụ minh họa?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV gọi 2-3 trình bày trước lớp

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.

 

I. Lí thuyết

Khái niệm

- Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm các loại sau:

a) Thành phần phụ chú

- Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.

Ví dụ:

Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vực vào lòng sông.

Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh “bên dưới con thác”.

b) Thành phần gọi – đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ: Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tình hẳn lên:

- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

Trong ví dụ trên, “Đào ơi” được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc thoại.

c) Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 8 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận