Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…./…./…..

Ngày dạy:…./…../…...

TIẾT:…..:THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của biệt ngữ xã hội.
  • Vận dụng kiến thức tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của biệt ngữ xã hội
  • Vận dụng kiến thức tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức và trách nhiệm trong học tập.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Những từ ngữ gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối…Ngoài ra các em còn hay giao tiếp với nhau những biệt ngữ nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: rùa (ý nghĩa may mắn), out trình (có kĩ thuật cao),….

- GV dẫn dắt vào bài: Những từ ngữ chỉ được sứ dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định (Tầng lớp xã hội có thể là vua quan trong triều đình phong kiến; tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; những người buôn bán, lái xe, quân đội, học sinh sinh viên, những người chơi thể thao, những người cùng theo một tôn giáo, làm cùng một nghề,…) được gọi là gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm và chức năng
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Trình bày chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ minh họa?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV gọi 2-3 trình bày trước lớp

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.

 

I. Lí thuyết

a) Chức năng

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…) chẳng hạn như biệt ngữ của các nhóm tội phạm, biệt ngữ của giới trẻ,…

b) Giá trị

- Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ chính là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vật người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.

c) Ví dụ

– Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,…

– Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,…

– Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,…

– Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me,…

– Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xế lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rụng, táp lô, bè, đoa,…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh trả lời:

Câu 1: Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận