Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 10: Ôn tập

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 10: Ôn tập được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…../…../….

Ngày dạy:…../…../…..

TIẾT:…..:ÔN TẬP

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức
  • Luyện tập theo chủ đề Cười mình, cười người.
  1. Năng lực
  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác điịnh chủ đề.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác điịnh chủ đề.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Khoan dung với những sai lầm của người khác.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Trong chủ đề Cười mình, cười người em ấn tượng nhất đối với bài học nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Các bài học Bạn đến chơi nhà, Đề đền Sầm Nghi Đống, Hiểu rõ bản thân,…

- GV dẫn dắt vào bài: Tiếng cười trong cuộc sống rất đa dạng, phong phú. Có tiếng cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh; có tiếng cười châm biếm, đả kích mạnh mẽ. Có khi chúng ta cười người khác nhưng có lúc lại tư cười mình. Các bài thơ trào phúng trong bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm các sắc thái phong phú của tiếng cười, ngày hôm nay chúng ta cùng củng cố lại chủ đề Cười mình, cười người nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Gv đặt câu hỏi, HS tiếp nhận và thực hiện
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS trả lời: em hãy quan sát lại phần Tri thức ngữ văn những kiến thức đã học: GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức của chủ đề Cười mình, cười người (hình thức sơ đồ, bảng, hoặc trình bày bằng lời nói)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt lại kiến thức

- GV dẫn dắt sang nhiệm vụ mới

I. Lí thuyết

1. Thơ trào phúng

- Khái niệm: Thơ trào phúng là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. Tiếng cười trong thơ trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, châm biếm, đả kích nhưng không phải bao giờ cũng rạch ròi mà chuyển hóa linh hoạt từ cung bậc này sang cung bậc khác. Các bài thơ trào phúng có thể được viết bằng những thể thơ khác nhau: thơ cách luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,…) và thơ tự do.

- Thủ pháp trào phúng: Tiếng cười trong thơ trào phúng thường được tạo ra bằng các thủ pháp: phóng đại, ẩn dụ, giễu nhại, lối nói nghịch lí,…

Ví dụ: Trần Tế Xương đã sử dụng thủ pháp nói giễu để miêu tả quang cảnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu như sau:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

2. Sắc thái nghĩa của từ

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 10: Ôn tập . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận