Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 7 Đọc 3: Đảo Sơn Ca

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 7 Đọc 3: Đảo Sơn Ca được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…./…./….

Ngày dạy:…./…../…..

TIẾT: VĂN BẢN 3: ĐẢO SƠN CA

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản: nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học, hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản: nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học, hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Yêu thương và nuôi dưỡng niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Em có hiểu biết gì về hòn đảo Sơn Ca?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Sơn Ca - một đảo nhỏ trong xã đảo Nam Yết thuộc Huyện đảo Trường Sa mang tên một loài chim nằm trong nhóm Tứ đại danh ca có giọng hót mê hoặc tuyệt vời và kiểu bay liệng kỳ dị nhất. Đảo Sơn Ca cũng gắn liền với quyết tâm giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương của bộ đội Hải quân Việt Nam...

- GV dẫn dắt vào bài: Bài thơ Đảo Sơn Ca là một trong những bài thơ vô cùng đặc sắc của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc. Bài thơ đã mang đến cho chúng ta thấy được những hình ảnh xinh đẹp của hòn đảo này bên canh đó ca ngợi vẻ đẹp của những người lính giữ đảo. Để tìm hiểu rõ hơn về vẻ đẹp ấy, mời các bạn bắt đầu vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

·        Em hãy nêu một số nét về tác giả?

·        Xác định thể thơ?

·        Phương thức biểu đạt chính trong bài là gì?

·        Xác định ngôi kể của văn bản?

·        Nêu xuất xứ của tác phẩm Đảo Sơn Ca?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV gọi 2-3 trình bày trước lớp

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.

- GV bổ sung:

Gặp nhà thơ Lê Cảnh Nhạc hẳn nhiều người có chung cảm nhận từ ông toát lên sự ân cần, hồn hậu mà khiêm nhường, như muốn ẩn mình vào đám đông. Bắt đầu làm thơ từ khá sớm, sau đó ông chuyển sang văn xuôi rồi lại quay về với thơ. Ông viết nhiều thể loại, đề tài, nhưng lắng đọng nhất là những bài thơ về số phận con người với những chiêm nghiệm được, mất. Thơ của ông hướng thiện, quan niệm đúng, sai rõ ràng, sòng phẳng; tứ thơ giản dị khiến người đọc dễ nắm bắt những thông điệp sâu sắc tự nhiên.

I. Đọc – hiểu văn bản

1. Tác giả

Lê Cảnh Nhạc là người đa tài, đã xuất bản bốn tập thơ, năm tập truyện ký; tác giả ca từ của hơn 100 ca khúc, hợp xướng; tác giả kịch bản nhiều chương trình nghệ thuật.

- Ông đã đoạt Giải thưởng Cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và  Trung ương Đoàn 1990-1991; hai lần đồng Giải A - Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí 5 năm của Bộ Quốc phòng (2009-2014 và 2014-2019)...

- Hiện nay nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm

- Thể thơ: Tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Xuất xứ: In trong tập Quân đội nhân dân cuối tuần, ra ngày 20/12/2019)

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu liên quan đến văn bản Nhớ đồng và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khám phá văn bản.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ này.

Câu 2: Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong hai câu thơ: Chim líu lo rót mật trước hiên nhà và Mái chùa cong veo chiều cổ tích. Những hình ảnh, từ ngữ này gợi ra ý nghĩa gì?

Câu 3: Liệt kê hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca theo hai nhóm:

- Nhóm hình ảnh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên (cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị,…)

- Nhóm hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo.

Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua những hình ảnh trên?

Câu 4: Nêu chủ đề của bài thơ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

 

II.Khám phá văn bản

- Cảm nhận về tình yêu, niềm hi vọng mà bài thơ có thể gợi ra cho các em, ví dụ như: khâm phục sức sống mãnh liệt của con người và vạn vật trên đảo Sơn Ca bất chấp môi trường sống khắc nghiệt, đầy thử thách.

- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: mái chùa cong veo, chiều cổ tích, líu lo (tượng thanh), rót (động từ chỉ hành động), mật ngọt (hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi giác quan từ thính giác sang vị giác)

- Ý nghĩa của những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc đó: gợi tả một không gian bình yên, đẹp như trong truyện cổ tích.

- Hình ảnh miêu tả vè đẹp thiên nhiên

+ Quả bàng vuông xanh non màu lá

+ Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

+ Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

+ Chim líu lo rót mật trước hiên nhà

+ Cây vẫn mướt xanh vậy gọi chim trời

+ Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh hót

- Hình ảnh miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của con người:

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 7 Đọc 3: Đảo Sơn Ca . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận