Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 6 Đọc 1: Nam quốc sơn hà

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6 Đọc 1: Nam quốc sơn hà được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…../…../…..

Ngày dạy:…../……/…..

BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC

………………………………..

NGỮ VĂN 8 – LỚP

Số tiết: 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.
  • Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.
  • Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
  • Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc

 

 

Ngày soạn:…./…../…..

Ngày dạy:…./…../……

TIẾT:….VĂN BẢN 1: NAM QUỐC SƠN HÀ

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn văn học.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn văn học.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Em hãy chia sẻ với các bạn những thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (1077)?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở:

Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của tướng Quách Ọuỳ, theo đường bộ ồ ạt kéo vào nước ta. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc. Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.

Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.

Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.

- GV dẫn dắt vào bài: Lòng yêu nước là mạch nguồn cảm xúc dạt dào xuyên suốt dòng chảy văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung yêu nước lại được thể hiện ở những khía cạnh riêng. Bài thơ “Sông núi nước Nam” tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nội dung bản tuyên ngôn này.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh quan sát phần Tri thức ngữ văn và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày những đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật đường?

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời 1-2 HS báo cáo kết quả

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh:

I. Tri thức ngữ văn

- Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc).

- Thơ thất ngôn bát cú luật Đường: Mỗi bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Thơ tứ tuyệt luật Đường: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối.

- Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt luật Đường đều gồm bốn phần:

Bố cục bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường được chia theo các cặp câu: Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ); Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc);  Luận (câu 5,6: mở rộng, phát triển ý vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc); Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý). Tuy vậy, bố cục bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng có thể chia theo những cách khác (ví dụ: Bốn câu đầu – bốn câu cuối; sáu câu đầu – hai câu cuối;…)

- Bố cục bài thơ tứ tuyệt luật Đường thường được chia làm bốn phần: Khai (câu 1: Khai mở ý của bài thơ); Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai); Chuyển (câu 3: Chuyển ý); Hợp (câu 4: Kết ý). Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; Câu 3 – 4.

- Luật: Luật thơ cho là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị - tứ - lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn có các thứ tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong cầu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ làm theo luật trắc. Ví dụ: tiếng “dạ” trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc.

- Niêm: Sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường được gọi là niêm. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc; như vậy, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định niêm luật như sau: câu 1 niêm với câu 8; câu 2 niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. Thớ tứ tuyệt luật Đường quy định câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm với câu 3.

- Vần: Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.

- Nhịp: Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.

- Đối: Cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

2. Đọc văn bản

a) Tác giả

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 6 Đọc 1: Nam quốc sơn hà . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận