Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 7: Ôn tập

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 7: Ôn tập được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…../…../….

Ngày dạy:…../…../…..

TIẾT:…..:ÔN TẬP

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức
  • Luyện tập theo chủ đề Tình yêu và hi vọng
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.
  • Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.
  • Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm

 

  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Trong chủ đề Tình thương và hi vọng em ấn tượng nhất đối với bài học nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Các bài học Bồng chanh đỏ, Bố của Xi-mông, Đảo Sơn Ca,…

- GV dẫn dắt vào bài: Như một nguồn nước mát lành, tình yêu thương nuôi dưỡng trong mỗi chúng ta những cảm  xúc tích cực, giúp ta thêm tin yêu con người, cuộc sống. Niêm hi vọng lại như một chồi cây, đón nhận nguồn nước yêu thương để hướng đến tương lai. Hai giái trị ấy luôn song hành trong cuộc sống Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về chủ đề Tình thương và hi vọng nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Gv đặt câu hỏi, HS tiếp nhận và thực hiện
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS trả lời: em hãy quan sát lại phần Tri thức ngữ văn những kiến thức đã học: GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức của chủ đề Yêu thương và hi vọng (hình thức sơ đồ, bảng, hoặc trình bày bằng lời nói)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt lại kiến thức

- GV dẫn dắt sang nhiệm vụ mới

I. Lí thuyết

1. Một số đặc điểm của văn bản truyện

a) Một số đặc điểm của văn bản truyện

- Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ đề của truyện.

- Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ gây chú ý đến sự thích thú đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm

b) Tư tưởng của tác phẩm văn học

- Tư tưởng của tác phẩm văn học là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ nội dung của tác phẩm. Tư tưởng được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo,…Ví dụ: Tư tưởng của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là những chiêm nghiệm sâu sắc về quy luật khắc nghiệt một đi không trở lịa của thời gian, vì thế, cần biết quý trọng những gì đang có trong hiện tạo. Tư tưởng đó được thể hiện qua cặp hình ảnh sóng đôi: mẹ và cau; qua giọng thơ day dứt, thổn thức;…

2. Biệt ngữ xã hội

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…) chẳng hạn như biệt ngữ của các nhóm tội phạm, biệt ngữ của giới trẻ,…

Ví dụ: Vào ngày khai giảng, ngoài các hoạt động trong phần lễ, các bạn còn được “quẩy” hết mình trong phần hội

Trong ví dụ trên, “quẩy” là biệt ngữ của giới trẻ, dùng để chỉ ý “vui chơi thoải mái”.

- Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ chính là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vậy, người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.

4. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

5. Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:

Câu 1: Đọc lại ba văn bản đã học và điền vào bảng sau:

Văn bản

Nhân vật chính

Chi tiết tiêu biểu (ví dụ)

Chủ đề

Bồng chanh đỏ

 

 

 

Bố của Xi-mông

 

 

 

Cây sồi mùa đông

 

 

 

Câu 2: Tìm biệt ngữ của giới trẻ trong câu sau và giải thích nghĩa:

Nếu bạn đang nhớ xứ sở Chùa Vàng mà chưa có cơ hội đi thì hãy thử trải nghiệm không gian đấm chất Thái hót hòn họt này nha…

(theo Mực tím online)

Câu 3: Vì sao chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu và niềm hi vọng trong cuộc sống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 7: Ôn tập . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận