Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 6: Ôn tập

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6: Ôn tập được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…../…../….

Ngày dạy:…../…../…..

TIẾT:…..:ÔN TẬP

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức
  • Luyện tập theo chủ đề Tình yêu Tổ quốc
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.
  • Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.
  • Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm

 

  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Trong chủ đề Tình yêu Tổ quốc em ấn tượng nhất đối với bài học nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Các bài học Nam quốc sơn hà, Qua Đèo Ngang, Lòng yêu nước của nhân dân ta,…

- GV dẫn dắt vào bài: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng và có truyền thống yêu nước. Tình yêu Tổ quốc của nhân dân ta được thể hiện qua các thời kì đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Tình yêu ấy cũng được thể hiện qua các áng văn thơ bất hủ. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về chủ đề Tình yêu Tổ quốc nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Gv đặt câu hỏi, HS tiếp nhận và thực hiện
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS trả lời: em hãy quan sát lại phần Tri thức ngữ văn những kiến thức đã học: GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức của chủ đề Tình yêu Tổ quốc (hình thức sơ đồ, bảng, hoặc trình bày bằng lời nói)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt lại kiến thức

- GV dẫn dắt sang nhiệm vụ mới

I. Lí thuyết

1. Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường

- Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường  là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường.

- Thơ thất ngôn bát cú: Mỗi bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Thơ thất ngôn tứ tuyệt: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt thể hiện qua: bố cục, luật, niêm, vần, đối.

+ Bố cục

+ Luật

+ Niêm

+ Vần

+ Nhịp

+ Đối

2. Đảo ngữ

- Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi vị trí thành phần trong cụm từ, trong câu để nhấn mạnh ý nghĩ, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

Ví dụ: Củi một cành khô lạc mấy dòng

(Tràng Giang, Huy Cận)

3. Câu hỏi tu từ

- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không nhằm mục đích tìm khiếm câu trả lời mà được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm.

Ví dụ: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

4. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

5. Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 6: Ôn tập . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận