Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 8: khí áp, gió và mưa

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 8: khí áp, gió và mưa được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 8: KHÍ ÁP, GIÓ VÀ MƯA

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp

- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất, một số loại gió địa phương

Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bàđược sự phân bố mưa trên thế giới.

- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về khí áp, gió, mưa

2. Năng lực

Năng lực riêng

Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp; một số loại gió chính trên Trái Đất, một số loại gió địa phương; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, trình bày sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc phân tích bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ,... về khí áp, gió, mưa.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông việc liên hệ với một quasố hiện tượng thời tiết và khí hậu xảy ra trong thực tế.

Năng lực chung

-Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận, lắng nghe, và khí hậu xâyphản hồi tích cực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc đề xuất các ý tưởng và đưa ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất

Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

-       Một số hình như: Các đại khí áp và gió trên Trái Đất; Gió đất và gió biển; Quá trình hình thành gió phơn; Gió núi – thung lũng; Sự khác nhau về mưa do tác động của khí áp ở một số khu vực thuộc bán cầu Bắc; Mây hình thành trên frông lạnh và frông nóng; Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm ở các châu lục; Các khu vực áp cao và áp thấp trong tháng 1 và tháng 7.

-       Bảng số liệu lượng mưa trung bình ở các vĩ độ khác nhau trên thế giới.

-       Intemet, màn hình, máy chiếu, máy tính cùng các phần mềm ứng dụng cần thiết (nếu có).

-        Tranh ảnh, các tài liệu tham khảo,...

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Địa lí 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV tổ chức trò chơi đố vui cho HS: Chia lớp thành 2 đội. Khi GV đọc xong câu đố, đội nào có tín hiệu trả lời nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Đội nào được nhiều điểm đội đó giành chiến thắng.

Câu 1:

Cũng gọi là hạt
Không cầm được đâu
Làm nên ao sâu
Làm nên hồ rộng? (MƯA)

Câu 2:

Không thấy mà nghe

Quạt khắp xa gần?

(GIÓ)

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tích cực tham gia trả lời câu đố.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, thông báo kết quả đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có nhiều hiện tượng tự nhiên xung quanh ta cần được làm rõ như: Tại sao trên Trái Đất có các đại khi áp? Các loại gió khác nhau như thế nào? Tại sao trên Trái Đất có nơi mưa nhiều, có nơi lại ít mưa?Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài8: Khí áp, gió và mưa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

a. Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành các đại khi áp trên Trái Đất.

b. Nội dung: Đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 8.1 để trình bày sự hình thành các đại khí áp trên Trái Đất

c. Sản phẩm học tập: sự hình thành các đại khi áp trên Trái Đất

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 8.1 để trình bày sự hình thành các đại khí áp trên Trái Đất.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 8.1 và nhận xét về sự phân bố các đại khí áp trên Trái Đất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

Gợi ý. Các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo. Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý; GV khẳng định các ý kiến đúng của HS và hệ thống hoả lại kiến thức cần thiết, cần nhấn mạnh sự hình thành các đại khi áp trên Trái Đất có nguồn gốc từ nhiệt động lực.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khí áp

a. Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

- Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới, hai đai khí áp cao cận nhiệt đới và đai khí áp thấp xích đạo. Sự hình thành các đai áp có nguồn gốc từ nhiệt động lực.

- Tại xích đạo, không khi bị đốt nóng nở ra thăng lên cao nên ở đây hình thành đại khí áp thấp xích đạo.

- Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt Trái Đất tạo nên đai khí áp cao cực

- Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao, tạo nên đai khí áp thấp ôn đới.

- Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 cánh diều, soạn mới giáo án địa lí 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 8: khí áp, gió và mưa
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 8: khí áp, gió và mưa . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận