Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 7: KHÍ QUYỂN. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được khái niệm khí quyển.

- Trình bày được sự phân bổ nhiệt độ không khi trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí, lục địa, đại thương, địa hình.

Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về nhiệt độ

Giải thích được một số hiện tượng về thời tiết và khi hậu trong thực tế.

2. Năng lực

Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày về khái niệm khí quyển; sự phân bố nhiệt độ không khi trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc phân tích bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ,... về nhiệt độ.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc giải thích một số hiện tượng thời tiết và khí hậu trong thực tế.

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận, trình bày các thông tin, ý tưởng,... liên quan đến nhiệm vụ học tập được giao.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân và nhóm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

- Một số hình: Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 thay đổi theo vị trí ở gần hay xa đại dương; Sơ đồ các tầng khí quyển (nếu có).

- Bảng số liệu Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ địa lí trên Trái Đất (phóng to từ SGK).

- Internet, màn hình, máy chiếu, máy tính cùng các phần mềm ứng dụng cần thiết (nếu có).

- Một số tranh ảnh hoặc video clip về cảnh quan ở vùng cực, hoang mạc; hoạt động du lịch ở vùng núi; hoạt động tắm biển vào mùa hạ; đất bị nứt nẻ do hạn hán ở đồng bằng.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Địa lí 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chiếu lên màn hình cho HS xem một số tranh ảnh/ video clip về cảnh quan ở vùng cực, hoang mạc; hoạt động du lịch sôi động ở vùng núi vào mùa hạ; hoạt động tắm biển vào mùa hạ; đất bị nứt nẻ do hạn hán ở đồng bằng... Yêu cầu HS cho ý kiến về sự khác nhau của nhiệt độ trên Trái Đất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi HS (có thể trao đổi với bạn) đưa ra một ý kiến của bản thân (theo cảm nhận của các em, có thể không đúng).

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khái quát chung và kết luận rằng nhiệt độ Trái Đất có sự khác biệt giữa các khu vực và dẫn dắt HS vào bài.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy những đặc điểm ở những hình ảnh trên là do nguyên nhân nào tạo nên. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khí quyển

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm khí quyển

b. Nội dung: Đọc thông tin SGK và nêu khái niệm khí nguyển.

c. Sản phẩm học tập: khái niệm khí quyển

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cả nhân, đọc thông tin trong SGK đề nêu được khái niệm khí quyển.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

Sau khi một số HS trình bày ý kiến, GV kết luận về khí quyển, làm rõ thành phản khi quyền và cấu trúc khi quyển, nhấn mạnh đến một số đặc điểm và ý nghĩa của tầng đối lưu đối với con người.

1. Khái niệm khí quyển

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Không khí bao gồm các thành phần: khí ni-tơ (78 %), khi ô-xy (21%), hơi nước, khi các-bonic và các khi khác (1%).

- Khí quyển được cấu tạo gồm một số tầng là tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 cánh diều, soạn mới giáo án địa lí 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 7: khí quyển. Nhiệt độ không khí . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận