Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 17: phân bố dân cư và đô thị hoá

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 17: phân bố dân cư và đô thị hoá được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 17: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Phân tích được tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội đến phân bố dân cư.

Trình bày được khái niệm, phân tích được các nhân tố tác động đến đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoa đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường.

Nhận xét và giải thích được sự phân bố dân cư thế giới thông qua bản đồ.

Vẽ được biểu đồ về dân số (quy mô, động thái, cơ cấu).

- Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê về dân số, xử li số liệu.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm hiểu thông tin về phân bố dân cư và đô thị hoá.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận, trình bày ý tưởng để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b. Năng lực địa lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội đến phân bố dân cư; trình bày khái niệm, phân tích các nhân tố tác động đến đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoả đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như bản đồ để nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư thế giới; vẽ biểu đổ về dân số (quy mô, động thái, cơ cấu); phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về dân số, xử lí số liệu.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có ý thức, trách nhiệm, chủ động và sáng tạo trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

- Bản đồ phân bố dân cư trên thế giới.

- Tranh ảnh, video clip về tác động của đô thị hoá đến môi trường.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Địa lí 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: Phần mở đầu trong SGK

c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật và chịu tác động tổng hợp của hàng loạt các nhân tố. Tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đến phân bố dân cư như thế nào? Đô thị hoá chịu tác động của các nhân tố nào và có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế, xã hội, môi trường?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thu lại các mẩu giấy của HS, sau đó bốc thăm HS trình bày.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đến phân bố dân cư như thế nào? Đô thị hoá chịu tác động của các nhân tố nào và có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế, xã hội, môi trường? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hoá.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhân tố tác động đến phân bố dân cư.

a. Mục tiêu:

- Phân tích được tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội đến phân bố dân cư.

- Nhận xét và giải thích được sự phân bố dân cư thế giới thông qua bản đồ.

b. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát hình 17.1 để trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát hình 17.1 để trả lời các câu hỏi:

+ Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế – xã hội đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh hoạ.

+ Xác định các khu vực thưa dân, các khu vực đông dân trên thế giới và giải thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

GV có thể gợi ý HS lấy ví dụ từng nhân tố ở nước ta.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời:

- Các khu vực, châu lục đông dân: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, châu Âu, Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê (có thể kể tên các nước).

- Các khu vực thưa dân: vùng hoang mạc, đồng bằng A-ma-dôn, phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga,...

- HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng có dân cư đông đúc là do đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, vùng nông nghiệp trù phú, công nghiệp, dịch vụ phát triển, cơ sở hạ tầng hiện đại,... Đông Nam Bộ là vùng dân cư tập trung đông đúc do vị trí địa lí thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình, đất đai, khí hậu,...).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư.

- Các nhân tố tự nhiên có tác động quan trọng đến sự phân bố dân cư.

+ Những nơi khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ..... dân cư thường đông đúc.

+ Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiểm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,... dân cư thường thưa thớt.

- Các nhân tố kinh tế – xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,... là những nơi đông dân và ngược lại.

Ví dụ: Một số khu vực mặc dù giàu có về tài nguyên khoáng sản hoặc có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, nguồn nước không ô nhiễm nhưng dân cư vẫn có thể phân bố thưa thớt. Để thu hút dân cư sinh sống, lúc này con người cần xây dựng các dự án đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế,...

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 cánh diều, soạn mới giáo án địa lí 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 17: phân bố dân cư và đô thị hoá
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 17: phân bố dân cư và đô thị hoá . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận