Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 2: sử dụng bản đồ

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 2: sử dụng bản đồ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-        Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh ng, bản đồ - biểu đ.

-       S dụng được bản đ trong học tập địa lí và đời sống.

-       Xác định và sử dụng được một số ng dụng của GPS và bản đ số trong đời sống.

2. Năng lực

Năng lực riêng

-       Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như: phương pháp kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ - biểu đồ.

-       Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc sử dụng bản đồ, sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong học tập địa lí và đời sống.

-       Năng tự tìm hiểu địa lí thông qua việc xác định vị trí địa lí của đối tượng qua GPS và bản đồ số.

Năng lực chung

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua trao đổi, thảo luận, hợp tác để phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ; ứng dụng của GPS, bản đồ trong học tập và đời sống.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ học tập, trung thực và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

-       Một hoặc một số tập bản đồ: Atlat Địa lí Việt Nam, Atlat Địa lí thế giới, Atlat Địa lí tự nhiên đại cương.

-       Chọn một số bản đồ treo tường thể hiện đầy đủ các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trong bài (nếu có).

-       Các bản đồ trong SGK phóng to.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Địa lí 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng c học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạohứng thú; kết nối kiến thức, kĩ năng đã có với bài học mới.

b. Nội dung:

GVnêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học mới: Các đối tượng địa lí được biểu hiện thông qua hệ thống phương pháp biểu hiện bản đồ. Tuỳ theo nội dung, đối tượng địa lí và tỉ lệ bản đồ, có thể sử dụng các phương pháp biểu hiện khác nhau. Vậy có những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống như thế nào?

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Kể tên những phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ mà em biết.

+ Tai sao ngày nay, việc quản lí phương tiện giao thông di chuyển, dừng, đỗ; tìm đường lại dễ dàng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, dựa vào hiểu biết cá nhân, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày ý kiến cá nhân.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các đối tượng địa lí được biểu hiện thông qua hệ thống phương pháp biểu hiện bản đồ. Tuỳ theo nội dung, đối tượng địa lí và tỉ lệ bản đồ, có thể sử dụng các phương pháp biểu hiện khác nhau. Vậy có những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài hoc hôm nay – Bài2: Sử dụng bản đồ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

a. Mục tiêu: Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ - biểu đồ.

b. Nội dung:

-GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và sử dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép để HS tìm hiểu, hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở đặc điểm của mỗi phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong phần Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (SGK tr.5 – 8).

+ Nhóm 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu

+ Nhóm 2: Tìm hiểu phương pháp đường chuyển động.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu phương pháp chấm điểm

+ Nhóm 4: Tìm hiểu phương pháp khoanh vùng

+ Nhóm 5: Tìm hiểu phương pháp bản đồ - biểu đồ

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

·      Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ HS các nhóm thảo luận về chủ đề được phân công.

+ Kết thúc phần thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm cần trình bày lại được nội dung nhóm đã phân tích.

·      Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

+ Mỗi thành viên ở các nhóm chuyên gia ban đầu sẽ tách ra tạo thành các nhóm mới (mỗi nhóm có 1 thành viên ở các nhóm chuyên gia ban đầu).

+ Thành viên các nhóm mảnh ghép thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm nhận nhiệm vụ, nghiên cứu thông tin SGK và tóm tắt được những thông tin cần thiết.

- HS các nhóm mảnh ghép trao đổi để hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm mảnh ghép dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.

- GV cùng cả lớp nhận xét thông tin trong phiếu bài tập của từng nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

·      Phương pháp kí hiệu

- Biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung

tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng,...

- Phương thức biểu hiện: đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Biểu hiện được các vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

·      Phương pháp đường chuyển động

- Biểu hiện các chuyển động biểu hiện các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hoá,...

- Phương pháp này thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,... của các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các mũi tên có màu sắc và độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.

·      Phương pháp chấm điểm

- Biểu hiện các đối tượng phân bố không đều trong không gian như: các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi,… bằng các điểm chấm có giá trị nhất định.

- Thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố,… của đối tượng địa lí.

·      Phương pháp khoanh vùng

- Thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí.

Ví dụ: vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò,...

- Có nhiều cách khác nhau để thể hiện vùng phân bố của đối tượng địa lí như giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét (kẻ vạch), hay bố trí một cách đều đặn các kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,...

·      Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Thể hiện giá trị tống cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ; sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian bằng cách dùng các dạng biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 cánh diều, soạn mới giáo án địa lí 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 2: sử dụng bản đồ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 2: sử dụng bản đồ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận