Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 21: địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 21: địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 21: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Trình bày được vai trò, đặc điểm của các ngành trong nông nghiệp, lâm nghiệp thuỷ sản.

Trình bày và giải thích được sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới.

Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở địa phương.

Đọc được bản đồ; xử lí, phân tích được số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm tòi thông tin, ghi chép những nội dung cơ bản liên quan đến nội dung bài học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, trình bày ý tưởng, phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc đưa ra các giải pháp phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản cho địa phương

b. Năng lực địa lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày vai trò, đặc điểm của các ngành trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; trình bày và giải thích sựphân bố một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc đọc bản đồ; xử lí, phân tích số liệuthống kê và vẽ biểu đồ về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc giải thích thực tếsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở địa phương.

3. Phẩm chất

– Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.

– Giáo dục phẩm chất biết tôn trọng những thành quả của con người trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

-       Bản đồ phân bố một số cây lương thực chính và sản lượng lương thực bình quân đầu người trên thế giới.

-       Bản đồ phân bố một số cây công nghiệp chính trên thế giới.

-       Bản đồ phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới.

-        Bản đồ sản lượng thuỷ sản của một số nước trên thế giới.

-        Tranh ảnh về các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Địa lí 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: Phần mở đầu SGK

c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Mỗi cây trồng, vật nuôi có đặc điểm sinh thái khác nhau tạo nên sự phân bố khác nhau. Vậy vai trò, đặc điểm và sự phân bố của cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thu lại các mẩu giấy của HS, sau đó bốc thăm HS trình bày.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Vậy vai trò, đặc điểm và sự phân bố của cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành nông nghiệp

a. Mục tiêu: Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành trồng trọt, chăn nuôi; trình bày và giải thích được sự phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính; đọc được bản đồ về nông nghiệp.

b. Nội dung:

-GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để trình bày về vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt, sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chính.

c. Sản phẩm học tập: vai trò, đặc điểm của ngành trồng trọtsự phân bố một số cây trồng chính

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, đọc thông tin trong SGK để trình bày về vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt.

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 21.1, 21.2 để hoàn thành bảng.

Đối tượng

Phân bố

Giải thích

Cây lương thực

Lúa gạo

 

 

Lúa mì

 

 

Ngô

 

 

Cây công nghiệp

Củ cải đường

 

 

Bông

 

 

Chè

 

 

Đậu tương

 

 

 

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để trình bày vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 21.4 cùng những hiểu biết của mình để hoàn thành bảng.

Vật nuôi

Phân bố

Giải thích

Trâu

 

 

 

 

Lợn

 

 

 

 

Cừu

 

 

 

 

 

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của dịch vụ nông nghiệp.

GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ để làm rõ thông qua câu hỏi: Tại sao dịch vụ nông nghiệp thường gắn chặt chẽ với hoạt động sản xuất nông nghiệp?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS trả lời, nhận xét; GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của ngành trồng trọt.

- HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Nông nghiệp

1. Trồng trọt

- Vai trò và đặc điểm:

+ Ngành trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

+ Trong trồng trọt, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và cây trồng là đối tượng sản xuất. Hoạt động trồng trọt có tính mùa vụ và phân bố tương đối rộng.

- Phân bố một số cây công nghiệp chính:

2. Chăn nuôi

- Vai trò:

+ Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người,

+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,

+ Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá.

- Đặc điểm: Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi, tuân theo quy luật sinh học nhất định; chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn; có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hoá, áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ trong sản xuất.

- Phân bố các vật nuôi chính

 

+ Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pa-ki-xtan, Trung Quốc....

+ Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam,...

+ Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a,...

+ Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ,...

+ Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng...

+ Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.

3. Dịch vụ nông nghiệp

- Dịch vụ nông nghiệp cung ứng giống, máy móc, phân bón và các sản phẩm hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Dịch vụ nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi,...

- Hoạt động dịch vụ nông nghiệp bao gồm hoạt động dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ sau thu hoạch và xử lí hạt giống để nhân giống.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 cánh diều, soạn mới giáo án địa lí 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 21: địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 21: địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận