Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 20: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hướng tới sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 20: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hướng tới sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm kiếm thông tin từ SGK và các nguồn tài liệu khác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc chủ động trao đổi, thảo luận vàlắng nghe tích cực trong quá trình làm việc nhóm.

b. Năng lực địa lí

Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày vai trò, đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ thực tế ởđịa phương về đất và các cây trồng chính.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ học tập được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

-       Tranh ảnh, video clip về cách mà con người đã ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Địa lí 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: Phần mở đầu SGK

c. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV đặt câu hỏi mới: Sinh ra và lớn lên ở đất nước nông nghiệp, em có những hiểu biết gì về ngành nông nghiệp? Các loại lương thực, thực phẩm mà con người chúng ta sử dụng hằng ngày được xuất phát từ ngành kinh tế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thu lại các mẩu giấy của HS, sau đó bốc thăm HS trình bày.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Là ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản luôn đóng vai trò quan trọng mà không ngành nào có thể thay thế được. Vậy, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ra sao?Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

a. Mục tiêu: Trình bày được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

b. Nội dung:

-

c. Sản phẩm học tập:

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK nêu các vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- GV tập trung cho HS lấy các ví dụ minh chứng cho mỗi vai trò. Mỗi HS sẽ tự đưa ra các ví dụ, sau đó, GV chuẩn kiến thức và bổ sung thêm các ví dụ khác (nếu cần).

- GV cần nhấn mạnh về vai trò mà không một ngành nào thay thế được, đó là cung cấp lương thực; thực phẩm (thịt, trứng, sữa);... Đặc biệt, khi dân số ngày một tăng thì vai trò này càng trở nên quan trọng. An ninh lương thực của mỗi quốc gia còn liên quan tới vấn đề chính trị để ổn định đất nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, đại bộ phận dân số còn hoạt động trong nông nghiệp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

- Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; tạo mặt hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh là thực cho mỗi quốc gia.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trư

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 cánh diều, soạn mới giáo án địa lí 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 cánh diều Bài 20: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hướng tới sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Cánh diều Bài 20: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hướng tới sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận