Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ 7 CTST bài 9: Một Số Phương Thức Chăn Nuôi Ở Việt Nam

Giáo án Công nghệ 7 chân trời sáng tạo bài 9: Một Số Phương Thức Chăn Nuôi Ở Việt Nam được biên soạn đầy đủ chi tiết . Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công nghệ chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 9: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

Nhận biết được một số vật nuôi được nuôi nhiều, các loại vật nuôi đặc trưng vùng min ở nước ta.

- Nên được một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: biết lập và thực hiện kế hoạch học tập, lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt các từ khoá, ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính

+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

Năng lực công nghệ:

Nhận thức công nghệ trình bày được nội dung cơ bản về phương thức chăn nuôi,

+ Giao tiếp công nghệ sử dụng được một số thuật ngữ về phương thức chăn nuôi,

+ Đánh giá công nghệ đưa ra được nhận xét về các phương thức chăn nuôi, lựa chọn được phương thức chăn nuôi phù hợp.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng về phương thức chăn nuôi vào học tập và thực tiễn chăn nuôi,

- Trách nhiệm: quan tâm đến công việc chăn môi của gia đình,

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài,

-       Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính,

-       Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học tranh ảnh hoặc video clip mô tả một số phương thức chăn môi, một số vật nuôi.

2. Đối với học sinh

-       SGK,

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm hiểu một số vật nuôi, phương thức chăn nuôi phổ biến tại địa phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: kích thích nhu cầu tìm hiểu về một số vật nuôi, phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu về một số vật nuôi, phương thức chăn nuôi phổ biếnở nước ta.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV nêu tình huống câu chuyện của hai HS và câu hỏi ở phần Mở đầu trong SHS Ở Việt Nam, trâu, bò, lợn, gà được nuôi như thế nào?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được ở Việt Nam, trâu, bò, lợn, gà được nuôi như thế nào? thì chúng ta sang bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Gia súc ăn cỏ

a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được một số gia súc ăn có phổ biến, đặc trưng vùngmiền ở nước ta.

b. Nội dung: một số loại gia súc ăn cỏ được nuôi ở Việt Nam

c. Sản phẩm học tập: gia súc ăn cỏ phổ biến, đặc tưng vùng miền ở Việt Nam

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV cho HS hoạt động nhóm, xem hình ảnh về một số giống gia súc ăn cỏ được nuôi ở Việt Nam và thảo luận các yêu cầu sau:

+ Nêu đặc điểm phân biệt các giống gia súc ăn có trong Hình 9.1.

 

+ Nêu đặc điểm hình thể của trâu Việt Nam:

+ Vì sao gia súc ăn cỏ được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hìnhSGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

Phân biệt các giống gia súc ăn có trong Hình 9.1 từ các đặc điểm khác nhau vềngoại hình, màu lông, màu da,...

+ Trâu Việt Nam có ngoại hình vạm vỡ, đầu hơi bé, trán và sống mũi thẳng, có con hơi vòng, tai mọc ngang, hay ve vẩy, sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên

+ Các khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi cho gia súc ăn có sinh trưởng và phát triển như nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu phù hợp với điều kiện sống của gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Một số loài gia súc ăn có phổ biến ở VN như trâu, bò, dê, được nuôi nhiều ở Trung du và miền mùi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Một số loài vật nuôi phổ biến ở Việt Nam

a. Gia súc ăn cỏ

Một số giống gia súc ăn có được nuôi phổ biến ở Việt Nam như:

- Bò vàng Việt Nam có lông màu vàng và mịn, da mỏng;

- Bò sữa Hà Lan có lông loang trắng đen, cho sản lượng sữa cao,

- Bò lai Sind: có màu lông vàng hoặc nâu, vai u,

- Trâu Việt Nam đa số có lông, da màu đen xám; tai mọc ngang, sừng dài, hình cánh cung.

- Gia súc ăn cỏ được nuôi phổ biến ở nơi có nhiều đồi núi và đồng cỏ khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lợn

a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được một số giống lợn phổ biến, đặc trưng vùng miền ở nước ta

b. Nội dung: một số giống lợn được nuôi ở Việt Nam.

c. Sản phẩm học tập: một số giống lớn phổ biến, đặc trưng vùng miền ở nước ta

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+GV cho HS xem hình ảnh về một số giống lợn được nuôi ở Việt Nam.

+ GV dẫn dắt và tổ chức hoạt động để HS nhận biết đặc điểm của một số giống lợn được minh hoạ ở Hình 9.3 lớn Móng Cái, lợn Landrace, lợn Yorkshire,

+ GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu trong SHS: so sánh đặc điểm ngoại hình của lợn Landrace, lợn Yorkshire?

GV dẫn dắt HS tim hiểu thêm nội dung về lợn Móng Cái: Lợn Móng Cái có xuất xứ từ thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), hiện nay nuôi tại nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Do có khả năng sinh sản khá cao nên bên cạnh việc nuôi lấy thịt, lợn Móng Cái còn được sử dụng làm con nái để phối với giống lợn khác.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày

Giống nhau thân dài, da màu trắng,

+ Khác nhau tại lớn Landrace to, rủ xuống trước mặt, tai lợn Yorkshire dựng lên

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Một số giống lợn phổ biến ở Việt Nam như lợn Móng Cái, lợn Landrace và lợn Yorkshire, được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

b. Lợn

Một số giống lợn được nuôi ở Việt Nam như:

- Lợn Móng Cái: đặc trưng bởi màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng, lưng dài, rộng và hai võng xuống.

- Lợn Landrace: có thân dài màu trắng, tại to rủ xuống trước mặt, có tỉ lệ nạc cao,

- Lợn Yorkshire: có thân dài, da màu trắng, tải dựng lên, có tỉ lệ nạc cao.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công nghệ 7 chân trời, soạn mới giáo án Công nghệ 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án Công nghệ 7 chân trời bài 9: Một Số Phương Thức Chăn Nuôi Ở Việt Nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ 7 CTST bài 9: Một Số Phương Thức Chăn Nuôi Ở Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận