Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ 7 CTST bài 8: Nghề Chăn Nuôi Ở Việt Nam

Giáo án Công nghệ 7 chân trời sáng tạo bài 8: Nghề Chăn Nuôi Ở Việt Nam được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công nghệ chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 8: NGHỀ CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được vai trò, triển vọng của chăn nuôi,

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi,

- Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi.

2. Năng lực

- Năng lực chung:  

+ Tự chủ và tự học: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về chăn nuôi để giải quyết vấn đề trong tỉnh huống mới; nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong chặn mồi.

+ Giao tiếp và hợp tác; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bảy thôngtin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoànthành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh để thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn họchỏi các thành viên trong nhóm

- Năng lực công nghệ:

+ Nhận thức công nghệ: nhận biết vai trò, triển vọng của chăn nuôi với đời sống và sản xuất, đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi;

+ Giao tiếp công nghệ biết được một số thuật ngữ về chăn nuôi.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng chăn nuôi vào thực tiễn của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi,

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Công nghệ 7.

-       Máy tính, máy chiếu.

-       Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài,

-       Chuẩn bị tài liệu giảng dạy. SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính;

-       Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học; tranh ảnh về vai trò, triển vọng của chăn nuôi, nghề trong chăn nuôi.

2. Đối với học sinh

-       SGK,

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm hiểu về một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu nghề chăn nuôi ở Việt Nam

b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu về vai trò, triển vọng của chân nuôi, một số ngành nghề phổ biến trong chăn môi

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống câu chuyện của hai HS và đặt câu hỏi: Nghề chăn nuôi có triển vọng phát triển như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi

a. Mục tiêu: giúp HS trình bày được vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế Việt Nam.

b. Nội dung: các sản phẩm của chân muôn phục vụ con người, đến sống và sản xuất

c. Sản phẩm học tập: vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế Việt Nam

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV cho HS xem hình ảnh về vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế, tổ chức cho HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu trong SHS:Từ Hình 8 1, em hãy nêu những lợi ích mà các sản phẩm của ngành chăn nuôi mang lại cho đời sống và sản xuất.

+ GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đội để thực hiện yêu cầu: Kể tên các sảnphẩm khác của ngành chăn nuôi mà em biết.

+ GV dẫn dắt HS tìm hiểu thêm về phân bón hữu cơ vi sinh trong SHS: Việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn chất thải chăn nuôi giúp tăng hiệu suất cây trồng, đồng thời giúp kiểm soát chất thải vật nuôi, bổ sung chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hìnhSGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+GV gợi mở và dẫn dắt HS tìm ra vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế Việt Nam.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thứcbài học.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ con người, đời sống, sản xuất và phục vụ tiêu dùng

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vai trò, triển vọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế Việt Nam

a. Vai trò của chăn nuôi

- Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa, ...

- Cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm, vật nuôi,

- Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa,... phục vụ cho việc canh tác, tham quan du lịch,

- Cung cấp phần bản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,

- Cung cấp nguyên liệu như lông, sừng, da, xương cho các ngành công nghiệp nhẹ.

Hoạt động 2: triển vọng của ngành chăn nuôi

a. Mục tiêu: giúp HS trình bày được triển vọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế Việt Nam.

b. Nội dung: những ứng dụng công nghệ cao và cơ hội phát triển của ngành chăn nuôi.

c. Sản phẩm học tập: triển vọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế Việt Nam.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem hình ảnh về một số biện pháp chăn nuôi hiện đại, tổ chức cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi trong SHS: những biện pháp ở hình 8.2 giúp ngành chăn nuôi phát triển như thế nào?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

GV dẫn dắt và tổ chức cho HS rút ra kết luận triển vọng của chăn nuôi trong nềnkinh tế Việt Nam.

+ GV dẫn dắt HS tìm hiểu thêm về chăn nuôi hữu cơ:  là phương thức chăn nuôi sử dụng chủ yếu các nguồn thức ăn hữu cơ, hạn chế nuôi nốt hoặc buộc cố định,…

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày:

Gắn chip điện tử theo dõi sự sinh trưởng, sức khoẻ,... của vật nuôi → Hiện đại hoá, Chăn nuôi trang trại → Công nghiệp hóa, Mô hình chăn môi công nghiệp → Công nghiệp hóa

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức củabài học

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận.

b. Triển vọng của ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, liên kết giữa chăn nuôi, giết mổ và phân phối để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công nghệ 7 chân trời, soạn mới giáo án Công nghệ 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án Công nghệ 7 chân trời bài 8: Nghề Chăn Nuôi Ở Việt Nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ 7 CTST bài 8: Nghề Chăn Nuôi Ở Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận