Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ 7 CTST bài 14: Bảo Vệ Môi Trường Và Nguồn Lợi Thuỷ Sản

Giáo án Công nghệ 7 chân trời sáng tạo bài 14: Bảo Vệ Môi Trường Và Nguồn Lợi Thuỷ Sản được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công nghệ chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được vai trò và biện pháp bảo vệ môi trưởng, nguồn lợi thuỷ sản,

- Có ý thức bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản.

2. Năng lực

- Năng lực chung:  

+ Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập, vận dụng linh hoạt những kiến thức,kĩ năng đã học vào việc bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương;

+ Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, ý thức bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản, thảo luận những vấn đề của bài học và thực hiện có trách nhiệm các phần việccủa cá nhân, phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

- Năng lực công nghệ:

+ Nhận thức công nghệ nhận thức được vai trò của môi trường, nguồn lợi thuỷ sản, các biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản,

+ Sử dụng công nghệ sử dụng các biện pháp đã học vào thực tiễn để bảo vệ môi trưởng nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương,

+ Đánh giá công nghệ nhận xét, đánh giá hành động hợp lí để bảo vệ môi trường vànguồn lợi thuỷ sản.

3. Phẩm chất

- Yêu nước có ý thức tham gia vào việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản của đất nước,

- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào việc bảo vệ môi trưởng và nguồn lợi thuỷ sản trong đời sống hằng ngày,

- Trách nhiệm: có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ, phản đối những hành vi xâm hại môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản,

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Công nghệ 7.

-       Máy tính, máy chiếu.

-       Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài,

-       Chuẩn bị tài liệu giảng dạy SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính;

-       Tìm hiểu các phương pháp, kĩ thuật bảo vệ môi trưởng, nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương,

-       Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:

+ Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, các kĩ thuật, biện pháp bảo vệ môi trường vànguồn lợi thuỷ sản

+ Đoạn video clip về các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

2. Đối với học sinh

-       SGK,

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm hiểu về một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợithuỷ sản

b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.

+ GV đặt tỉnh huống. Từ môi trường nước môi bị ô nhiễm, tôm, cả có bị nhiễm bệnh không? Nếu con người ăn tôm, cả nhiễm bệnh thì tác hại như thế nào?

+ GV giới thiệu mục tiêu bài.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết vai trò của việc bảo vệ môi trưởng và nguồn lợi thuỷ sản

b. Nội dung: các yếu tố tác động tới nguồn lợi thuỷ sản, vai trò của việc bảo vệ môitrường và nguồn lợi thuỷ sản

c. Sản phẩm học tập: vai trò của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS phân tích các hiện tượng và hành động được minh hoạ trong Hình 14.1 có tác động xấu tới môi trường và nguồn lợi thuỷ sản như thế nào.

+GV có thể gợi mở giúp HS nhận biết rõ tác hại của các hoạt động trên, ví dụ: Nước thải chưa xử lí có tác hại gì?

+ GV phân tích việc nuôi trồng thuỷ sản không đúng quy trình, cho thức ăn quá nhiều sẽ làm ô nhiễm nước nuôi, phá hoại rừng ngập mặn, biến đổi khí hậu,... gây ảnh hưởng tới môi trường và tác động xấu đến sức khoẻ con người.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hìnhSGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

+ Nước thải chưa xử lí sữ ảnh hưởng: gây ô nhiễm môi trường; làm tôm, cá nhiễm khuẩn, tích tụ các độc tố; nếu nước ô nhiễm mức độ cao sẽ làm chết tôm, cả gây thiệt hại kinh tế, sản phẩm tôm, cá có chất độc khi con người ăn phải sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thứcbài học.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

- GV chuyển sang nội dung mới.

1: Vai trò của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

- Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản nhằm đảm bảo thuỷ sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật, tạo thực phẩm sạch, đồng thời góp phần bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ môi trường sống trên Trá

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công nghệ 7 chân trời, soạn mới giáo án Công nghệ 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án Công nghệ 7 chân trời 14 Bảo Vệ Môi Trường Và Nguồn Lợi Thuỷ Sản
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ 7 CTST bài 14: Bảo Vệ Môi Trường Và Nguồn Lợi Thuỷ Sản . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận