A. Lý thuyết
I. Đột biến lệch bội
1. Khái niệm và phân loại
- Là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng.
- Một số dạng thường gặp: thể không (2n - 2), thể một (2n - 1), thể một kép (2n -1 - 1), thể ba (2n + 1), thể bốn (2n + 2), thể bốn kép (2n + 2 + 2),...
2. Cơ chế phát sinh
- Do rối loạn phân bào làm 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân tạo giao tự đột biến.
- Giao tử đột biến được thụ tinh tạo cơ thể đột biến.
- Đột biến xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng tạo thể khảm.
3. Hậu quả
- Làm mất cân bằng hệ gen, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.
4. Ý nghĩa
- Cung cấp nguyên liệu trong quá trình tiến hóa
- Ứng dụng: xác định vị trí của gen trên NST
II. Đột biến đa bội
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội
- Là dạng đột biến là tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài (>2n).
- Có 2 loại tự đa bội:
- thể đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n,...
- thể đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n, ...
- Cơ chế phát sinh: do dối loạn trong nguyên phân hoặc giảm phân làm cho tất cả các NST không phân li.
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội
- Là hiện tượng làm tăng số lượng đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào.
- Cơ chế phát sinh: đem lại hai dòng thân thuộc sau đó đa bội tạo nên thể song nhị bội.
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
- Thể đa bội thường có lợi: tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
- Thể tự đa bội không có khả năng phát sinh giao tử bình thường
- Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa, góp phần hình thành loài mới
Bình luận