A. Lý thuyết
V. Kích thước của quần thể sinh vật
Là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể
- Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới tối đa
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần duy trì và phát triển
- Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật
a. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật
- Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian
- Mức độ sinh sản phụ thuộc vào:
- Số lượng trứng hay con non của 1 lứa đẻ
- Số lứa đẻ của cá thể cái trong đời
- Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
- Tỉ lệ giới tính của quần thể
b. Mức độ tử vong của quần thể sinh vật
- Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian
- Mức độ tử vong phụ thuộc:
- Trạng thái của quần thể
- Các điều kiện sống của môi trường
- Mức độ khái thác của con người
c. Phát tán cá thể của quần thể sinh vật
- Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể
- Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể chuyển từ quần thể này sang quần thể khác hoặc sang nơi ở mới
- Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.
VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
- Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường không giới hạn và tiềm năng sinh học của các cá thể cao biểu hiện theo đường hình J
- Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn, tăng trưởng của quần thể giảm
- Đường cong tăng trưởng thực tế có hình S
VII. Tăng trưởng của quần thể người
- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử.
- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút
=> Từ đó, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người
Bình luận