Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

Soạn hoá học 9 bài 2: Một số oxit quan trọng (T1)

Chuyên mục: Soạn hoá học 9

Với tiết 1 kiến thức được đề cập đến là tính chất hóa học, ứng dụng, sản xuất canxi oxit (CaO). Canxi oxit có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ và có sẵn trong tự nhiên vì vậy canxi oxit có rất nhiều ứng dụng. Để tìm hiểu rõ hơn xin mời các bạn tham khảo bài đăng của tech12!

A - Kiến thức trọng tâm

I.Canxi oxit (CaO)

1.Tính chất vật lí

Canxi oxit là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ cao.

2.Tính chất hóa học

Có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ

a)Tác dụng với nước

  • PTHH: CaO  +  H2O → Ca(OH)2
  • Ca(OH)2 (vôi tôi) tan ít trong nước, phần tan tạo dung dịch bazơ
  • CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng làm khô nhiều chất.

b) Tác dụng với axit

  • Thí dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

=>CaO có thể khử tính chua của đất trồng trọt, xử lí nước.

c) Tác dụng với oxit axit

  • Thí dụ: CaO + CO2 → CaCO3

2. Ứng dụng của canxi oxit

  • Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
  • Canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…

3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp

  • Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi. Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…
  • Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung vôi:
    • Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt:  C + O2 → CO2
    • Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 9000C: CaCO3 → CaO + CO2

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1.(Trang 9/SGK)

Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau?

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.

Viết các phương trình hóa học.

Câu 2. (Trang 9/SGK)

Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.

a) CaO, CaCO3;            

b) CaO, MgO.

Viết phương trình hóa học

Câu 3.(Trang 9/SGK)

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 4.(Trang 9/SGK)

Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và H2O

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.

c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

hh9a
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 9 bài 2: Một số oxit quan trọng (T1) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 9. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận