Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 4: HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU

Soạn hoá học 9 bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại

Chuyên mục: Soạn hoá học 9

Bài học này trình bày nội dung: Luyện tập chương 2: Kim loại. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, Hocthoi sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1.Tính chất hóa học của kim loại

  • Dãy hoạt động hóa học của kim loại

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.

  • Tác dụng  với phi kim
  • Tác dụng với nước.
  • Tác dụng với dung dịch axit.
  • Tác dụng với dung dịch muối.

2.Tính chất hóa học của kim loại sắt và nhôm

Giống nhau:

  • Đều có tính chất hóa học của kim loại.
  • Đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

Khác nhau:

  • Nhôm phản ứng với kiềm.
  • Sắt có hai hóa trị (II) và (III)

3.Gang, thép

 

Gang: Hàm lượng cacbon 2-5%

Thép: Hàm lượng cacbon <2%

Tính chất

Giòn, không rèn, không dát mỏng được

Đàn hồi, dẻo, cứng.

Sản xuất

Trong lò cao

Nguyên tắc: CO khử oxit sắt  ở nhiệt độ cao

3CO  +  Fe2O3  →(to) 3CO2  +  2Fe

Trong lò luyện thép

Nguyên tắc: oxi hóa các nguyên tố C, Mn, Si,…

FeO + C →(to) Fe + CO

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1.(Trang 69 SGK) 

Hãy viết hai phương trình hoá học trong mỗi trường hợp sau đây :

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

d) Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.

Câu 2.(Trang 69 SGK) 

Hãy xét xem các cặp chất sau đây, cặp chất nào có phản ứng ? Không có phản ứng ?

a) Al và khí Cl2 ;                        

b) Al và HNO3 đặc, nguội;

c) Fe và H2SO4 đặc, nguội;         

d) Fe và dung dịch Cu(NO3)2.

Viết các phương trình hoá học (nếu có).

Câu 3.(Trang 69 SGK) 

Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng :

a) A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.

b) C và D không có phản ứng với dung dịch HCl.

c) B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A.

d) D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hoá học giảm dần):

a) B, D, C, A;                      

b) D, A, B, C ;          

c) B, A, D, C ;                    

d) A, B, C, D ;          

e) C, B, D, A.

Câu 4.(Trang 69 SGK) 

Viết phương trình hoá học biểu diễn sự chuyển đổi sau đây :

Hướng dẫn giải câu 4 bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại

Hướng dẫn giải câu 4 bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại

Hướng dẫn giải câu 4 bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại

Câu 5.(Trang 69 SGK) 

Cho 9,2 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hoá trị I.

Câu 6.(Trang 69 SGK) 

Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5 gam trong 25 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 2,58 gam.

a) Hãy viết phương trình hoá học.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 7.(Trang 69 SGK) 

Cho 0,83 gam hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2S04 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc.

a) Viết các phương trình hoá học.

b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hổn hợp ban đầu

hh9c
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 9 bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 9. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận