Danh mục bài soạn

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Tải giáo án chuyên đê ngữ văn 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án chuyên đề 12 mới biên soạn đủ các chủ đề trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Bộ giáo án chuyên đề này theo chương trình mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

CHUYÊN ĐỀ 1

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại.
  • Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại.
  • Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc và viết về văn học hiện đại.
  • Biết thuyết trình một vấn đề văn học hiện đại đã tìm hiểu.


 

 

PHẦN 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Hiểu được các hướng nghiên cứu văn học hiện đại khác nhau.
  • Lựa chọn được hướng nghiên cứu đề tài nghiên cứu xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu phù hợp.
  • Vận dụng được các khái niệm, thao tác nghiên cứu để xây dựng đề cương cho một đề tài nghiên cứu văn học hiện đại.

2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại.

- Năng lực nghiên cứu và phân tích một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại.

- Năng lực phân tích, so sánh quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của tác giả cùng thời kì.

3. Phẩm chất

- Biết trân trọng tài năng cũng như giá trị văn học của văn học hiện đại.

II.  THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

- Tranh ảnh về các tác giả tác phẩm thời kì hiện đại và hậu hiện đại.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a.  Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS.

c.  Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

dTổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Em đã đọc tác phẩm văn học nào thời kì hiện đại chưa? Kể tên 1 số tác phẩm em đã đọc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe và suy nghĩ trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV nhận xét.  

- GV dẫn dắt vào bài: Trong chương trình ngữ văn 10-11 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm hướng nghiên cứu phạm vi đề tài và một số chủ đề có thể nghiên cứu của văn học hiện đại. Và trong chuyên đề của chương trình ngữ văn 12 chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu theo hai hướng chính là cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại và nghiên cứu cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại. Các hướng này hướng đến việc có được cảm nhạn và hình dung bao quát về đặc trưng của văn học hiện đại. Hãy cùng nhau tìm hiểu trong phần 1- chuyên đề 1- tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghiên cứu cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại

a. Mục tiêu: HS đọc bài viết tham khảo và trả lời câu hỏi liên quan. 

b. Nội dung: HS dựa vào bài viết tham khảo để trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc  bài viết tham khảo

  • Dựa vào bài tham khảo Thế giới tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu để trả lời các câu hỏi sau:

+ Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của tác giả?

+ Khái niệm chính được sử dụng trong bài viết là gì?Tác giả đã diễn giải khái niệm đó như thế nào?

+ Khái quát những kết luận chính của tác giả? Tác giả căn cứ vào đâu để đưa ra những kết luận đó?

+ Tác giả đã sử dụng những thao tác nào để làm sáng tỏ luận điểm chính?

+ Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày như thế nào và có ý nghĩa gì?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  •  HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Đọc bài viết tham khảo

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của tác giả:

Đối tượng nghiên cứu: diễn ngôn về tuổi già trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975.

+ Phạm vi nghiên cứu: sau giai đoạn 1975.

+ Cách tiếp cận của tác giả: Từ lí thuyết diễn ngôn đến các góc độ mới, vi tế hơn.

  • Khái niệm chính được sử dụng trong bài viết là: Tuổi già là gì?

+ Cách diễn giải: Trình bày khái niệm tuổi già dựa trên các kết quả nghiên cứu chính sau đó áp vào các sáng tác văn học của Nguyễn Minh Châu. 

  • Kết luận chính của tác giả:

+ Tuổi già là một ý niệm mang tính giao cắt: vừa là hiện tượng thuộc về quá trình sinh lý của con người vừa là một kiến tạo văn hóa, vừa là biểu tượng ở những đặc điểm và triệu chứng thể chất lại gắn với trải nghiệm tinh thần đặc thù.

+ Dựa vào những kết quả nghiên cứu để tác giả đưa ra kết luận như vậy.

  • Để làm sáng tỏ luận điểm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích – so sánh và mở rộng vấn đề.
  •  Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được lồng ghép khi phân tích so sánh, mở rộng vấn đề. Có tác dụng để củng cố thêm cho tính thuyết phục của luận điểm.

                                                                          

Hoạt động 2: Thực hành nghiên cứu

a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm cũng như cách tiến hành nghiên cứu văn học hiện đại.

b. Nội dung: HS có thể nắm được các khái niệm và bước thực hành nghiên cứu. 

c. Sản phẩm học tập: HS hiểu được khái niệm và bước thực hiện nghiên cứu văn học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Thực hành nghiên cứu

  •  Dựa vào kiến thức SGK, GV đặt câu hỏi để HS trả lời:

+ Trình bày khái niệm về cảm quan nghệ thuật và cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại?

+ Thế nào là xác định đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu?

+ Khi tiến hành thu thập, phân tích và xử lý thông tin bạn cần lưu ý điều gì?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

2. Thực hành nghiên cứu 

  1. 2.1. Tìm hiểu khái niệm
  • Cảm quan nghệ thuật

Cảm quan nghệ thuật là tổng hòa những cảm nhận, quan niệm, lí giải về thế giới và con người của chủ thể sáng tạo. Cảm quan nghệ thuật được thể hiện thông qua cách xây dựng hệ thống nhân vật, hình ảnh, biểu tượng, sử dụng các mô tuýp không gian, thời gian, điểm nhìn; giọng điệu… trong tác phẩm.

  • Cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại

+ Văn học hiện đại sẽ quan tâm đến con người cá nhân với sự phong phú, phức tạp của cảm xúc, cảm giác thậm chí của tiềm thức, vô thức, mô tả những chiều kích trần thế của con người như thân thể bản năng….nhấn mạnh sự độc lập tư tưởng của con người.

  • Ví dụ: Trong Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam đi sâu vào khám phá thế giới vô cùng phong phú và tinh tế của cảm giác khi Thanh trở về căn nhà đã gắn bó với mình từ thời thơ ấu.

+ Thời gian trong văn học hiện đại gắn với cảm thụ của cá nhân về thế giới. Văn học hiện đại đề cao hiện tại nhấm mạnh sự trôi chảy một đi không trở lại của thời gian thể hiện sự lo âu bất an của con người trước sự phôi pha của thời gian. Bên  cạnh đó văn học hiện đại cũng phát hiện ra sự biến dạng của thời gian trong ý thức của cá nhân. 

+ Không gian trong văn học hiện đại cũng tái hiện một hiện thực đa dạng trong đó có cả huyền thoại và những điều phi lí bất khả giải.

+ Nếu như văn học trung đại đề cao sự khuôn mẫu những chuẩn mực của quá khứ truy tìm một cái đẹp thuần khiết thì văn học hiện đại đề cao cái đẹp mang tính chất cá biệt, coi trọng sự độc đáo, mới mẻ, miêu tả cái đẹp trong sự dung hợp với cái xấu, cái nghịch dị, thô kệch. Quan niệm thẩm mỹ này thể hiện qua sự đa dạng và cách tân không ngừng của thể loại các khuynh hướng sáng tác các thủ pháp nghệ thuật.

2.2. Xác định đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

- Xác định đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sự vật, hiện tượng cần được xem xét khảo sát trong một đề tài khoa học, bởi nghiên cứu cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại là hướng tiếp cận phương diện chủ thể của sáng tạo nghệ thuật nên có thể lựa chọn đối tượng nghiên cứu là một quan niệm, triết lí, cách kiến giải của nhà văn về thế giới con người, cái đẹp, hoặc nghiên cứu quan niệm, diễn giải của nhà văn về thế giới và con người được biểu đạt được một cách gián tiếp qua hệ thống hình tượng, biểu tượng trong tác phẩm.

- Xác định phạm vi nghiên cứu: Để có thể khảo sát được một cách kĩ lương về vấn đề cần đặt ra những giới hạn cho đề tài nghiên cứu sao cho phù hợp với năng lực, thời gian và điều kiện của mình. Chẳng hạn khi nghiên cứu quan niệm về cái hoang dã trong văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có thể giới hạn phạm vi đề tài vào một tác phẩm.

- Xác định mục đích nghiên cứu: Cần trả lời câu hỏi nghiên cứu để làm gì. 

2.3. Thu thập phân tích và xử lí thông tin 

- Bên cạnh việc đọc tài liệu nghiên cứu về vấn đề bạn quan tâm cần đọc kĩ các tác phẩm văn học nhằm nhận diện các yếu tố thể hiện cảm quan nghệ thuật trong tác phẩm:

+ Nhận diện quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật, tổ chức hình tượng, sử dụng biểu tượng, điểm nhìn, qua cách nhận xét đánh giá của người trần thuật hoặc nhân vật trữ tình.

Ví dụ: Trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng tô đậm sự đối lập giữa vẻ ngoài thượng lưu học thức của nhân vật với bản chất lưu manh, ngu dốt bên trong. Cách miêu tả này làm nổi bật một thế giới trống rỗng, giả dối nơi mà mỗi con người chỉ là một con rối trong tấn trò đời. Thông qua bức tranh thế giới đó ta nhận ra cái nhìn mang tính chất phê phán đả kích của Vũ Trọng Phụng.

+ Nhận diện quan niệm nghệ thuật về thế giới được thể hiện qua những biểu tượng lặp đi lặp lại, qua các mô típ không gian, thời gian cốt truyện trong tác phẩm.

Ví dụ: Vườn được xem là môt không gian quen thuộc trong thơ mới nhưng khác với văn học trung đại thường miêu tả vườn như một chốn về sau những vật lộn mệt mỏi với đời nơi con người tìm thấy sự bình an và hợp nhất với thiên nhiên, vườn trong thơ mới thường gắn liền với cảm thức cá nhân, trong thơ Nguyễn Bính vườn là nơi bảo lưu những giá trị truyền thống trong thơ Xuân Diệu vườn là trân gian đầy thanh sắc => Thể hiện rõ cach cảm nhận riêng của mỗi nhà văn về thế giới và con người.

+ Nhận diện quan niệm thẩm mỹ được thể hiện qua cách xây dựng hình tượng., cách sử dụng ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật. 

Ví dụ: Trong tác phẩm của Nam Cao nhân vật thường hiện lên với vẻ ngoài xấu xí, thô kệch, bị biến dạng bởi hoàn cảnh nhưng sâu bên trong là một tâm hồn vị tha, tự trọng, khát khao sống lương thiện => Qua đó ta có thể nhận ra quan niệm riêng của Nam Cao về cái đẹp: cái đẹp có thể tồn tại trong hình hài của cái xấu, cái nghịch dị, cái đẹp thực sự không nằm ở dáng vẻ bề ngoài mà còn nằm ở phẩm giá, nhân cách.

  • Bên cạnh đó để lí giải cắt nghĩa căn nguyên của những cảm quan nghệ thuật người đọc cần thêm tài liệu về tiểu sử nhà văn bối cảnh thời đại các tư tưởng triết học, tôn giáo nghệ thuật ảnh hưởng đến thế giới quan, nhân sinh quan, lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn. 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn học hiện đại.

b. Nội dung:  Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan.

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

So sánh cảm quan nghệ thuật trong văn học trung đại với văn học hiện đại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi làm việc trên lớp hoặc ở nhà.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

GV chữa bài tập và nhận xét.

Gợi ý:

HS dựa vào kiến thức nằm ở phần 2 để trả lời câu hỏi.

D.  HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải đáp các câu hỏi củng cố kiến thức bài học.
  2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
  3. Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày các bước tiến hành nghiên cứu văn học hiện đại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian nghiên cứu và thực hiện tại nhà.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức.
  • Gợi ý:

Hs dựa vào mục 2 để trả lời câu hỏi. Song có thể kết luận như sau:

Khi tiến hành nghiên cứu văn học hiện đại cần phải có đủ 3 bước sau đây:

+ Bước 1: Tìm hiểu khái niệm

+ Bước 2: Xác định đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

+ Bước 3: Thu thập, phân tích và xử lí thông tin.

  • Hướng dẫn về nhà

+ Ôn tập bài học về nhà tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại.

+ Hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và vận dụng nếu còn.

+ Soạn bài: Nghiên cứu cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại.

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức bản, GA chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức bản, Giáo án chuyên đề học tập lớp 12 bộ sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án chương trình lớp 12 mới. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận