Danh mục bài soạn

Tải giáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 22: Em làm được những gì?

Giáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 22: Em làm được những gì? được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Toán chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 22: EM LÀM NHỮNG ĐƯỢC GÌ

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn tập: đọc – viết các số trong phạm vi 100 000, viết số thành tổng các hàng, số chẵn, số lẻ, các phép tính trong phạm vi 100 000, tính giá trị biểu thức; các đơn vị đo diện tích; ước lượng với xăng – ti – mét vuông, đề – xi – mét vuông, mét vuông, biểu đồ cột.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân để tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
  • Năng lực mô hình hoá toán học: Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến các đại lượng : tiền Việt Nam, diện tích, khối lượng, dung tích.
  • Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  • Hình ảnh bài Luyện tập 3, 5 và 6 (nếu cần).
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đố bạn"

+ GV đọc một số bất kì trong phạm vi 100 000.

+ HS viết số vào bảng con và viết số thành tổng các hàng.

Ví dụ:

+ GV: Tám mươi nghìn không trăm tám mươi.

+ HS:  80 080 = 80 000 + 80

(HS thay nhau đố cả lớp hoặc chơi theo nhóm đôi – hai bạn đố nhau)

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại các số trong phạm vi 100 000, tính giá trị biểu thức  và các đơn vị đo diện tích "Bài 22: Em làm được những gì?".

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Ôn tập, củng cố kiến thức về số chẵn, số lẻ, số có chữ số tận cùng chia hết cho 2.

- Củng cố kiến thức về tính giá trị biểu thức

- Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến đơn vị đo độ dài.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

BT1 : Thực hiện các yêu cầu

a) Đọc các số: 38 504; 2 021; 100 000.

b) Viết các số:

Bốn mươi nghìn không trăm linh bảy.

Ba nghìn sáu trăm hai mươi lăm.

c) Số 20 687 là số chẵn hay số lẻ?

d) Viết số 96 034 thành tổng theo các hàng.

- GV cho HS  đọc yêu cầu.

- HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm : đọc số - viết số - xác định số chẵn, số lẻ, viết số thành tổng (có thể chia mỗi HS/câu, sau đó chia sẻ cùng nhau).

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

 

- Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/câu), khuyến khích HS nói cách làm.

Ví dụ : c) 20 687 có chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) là 7  Số lẻ

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

BT2 : Đặt tính rồi tính

a) 9 251 + 24 078

b) 17 262 – 5 637

c) 8 316  4

d) 2 745 : 9

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- HS xác định các việc cần làm: đặt tính rồi tính.

- HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

 

- Sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách đặt tính và thứ tự tính.

(GV cũng có thể đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện vào bảng con.)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

BT3: Quan sát giá tiền bút và vở ở hình bên.

a) Em chọn các biểu thức thể hiện cách tính tiền 6 cái bút và 6 quyển vở.

b) Tính giá trị của một biểu thức mà em đã chọn.

c) Nếu em mang theo 50 000 đồng để mua số bút và vở trên thì tiền còn thừa có đủ mua thêm 1 quyển vở không?

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.

- HS tìm hiểu và làm bài cá nhân.

- Sửa bài, GV khuyến khích HS nói tại sao lại chọn đáp án A và đáp án D.

Ví dụ: Mua 6 cái bút và 6 quyển vở, có thể tính tiền từng loại rồi tính tổng (đáp án A) cũng có thể tính tổng tiền của 1 cái bút và 1 quyển vở rồi nhân với 6 (đáp án D).

 Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4.

BT4: m2, dm2 hay cm2?

a) Diện tích một chiếc nhãn vở: 15 ...?...

b) Diện tích một căn phòng: 15 ...?...

c) Diện tích một ô cửa sổ trong nhà tắm: 15 ...?...

- GV giúp HS xác định độ lớn 1 cm2, 1 dm2 hay 1 m2.

- HS nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết cách ước lượng.

Ví dụ:

 

 

 

 

 

- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.

- HS hoạt động nhóm và trình bày vào bảng nhóm.

 

 

- HS hoàn thành bài vào vở và chia sẻ cho bạn

Kết quả:

a) Số 38 504 đọc là: Ba mươi tám nghìn năm trăm linh tư.

Số 2 021 đọc là: Hai nghìn không trăm hai mươi mốt.

Số 100 000 đọc là: Một trăm nghìn.

b) Viết số:

Bốn mươi nghìn không trăm linh bảy: 40 007

Ba nghìn sáu trăm hai mươi lăm: 3 625

c) Số 20 687 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 7.

d) 96 034 = 90 000 + 6 000 + 30 + 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc đề, suy nghĩ và phát biểu.

 

- HS hoàn thành bài vào vở và chia sẻ với bạn

Kết quả:

a)

 

b)

 

c)

 

d)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.

- HS suy nghĩ, hoàn thành bài.

Kết quả:

a) Những biểu thức thể hiện cách tính tiền 6 cái bút và 6 quyển vở là:

b) Tính giá trị biểu thức

(2 500 + 4 500)  6 = 7 000  6 = 42 000

c) Nếu em mang theo 50 000 đồng thì số tiền còn thừa là:

50 000 – 42 000 = 8 000 (đồng)

Vì 8 000 > 4 500 nên số tiền còn thừa đủ để mua thêm 1 quyển vở nữa.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, hiểu và áp dụng làm bài.

- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề.

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án toán 4 chân trời, soạn mới giáo án toán 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án toán 4 Bài 22: Em làm được những gì?
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 22: Em làm được những gì? . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án toán 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận