Danh mục bài soạn

Tải giáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ

Giáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Toán chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 2: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhẩm và tính viết) trong phạm vi 100 000 (không nhớ và có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp); tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán vào giải quyết vấn đề đơn giản.
  • Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến đo độ dài, tính chu vi, dung tích.
  • Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  • Hình ảnh cho bài tập 7, vui học và thử thách (nếu cần).
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh hơn":

 + GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, GV đọc phép tính yêu cầu HS các nhóm viết kết quả vào bảng con. Tổ có tất cả các bạn nhanh và đúng trước thì thắng lượt chơi.

+ Sau 3 phút, tổ có nhiều lượt thắng nhất thì thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại phép cộng, phép trừ "Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ”.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép cộng, phép trừ, so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Củng cố kiến thức về cách chuyển đổi và tính toán với các số đo khối lượng.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

BT 1 : Đặt tính rồi tính

a) 23 607 + 14 685

b) 845 + 76 928

c) 59 194 – 36 052

d) 48 163 – 2749

- GV cho HS đọc yêu cầu bài toán.

- GV cho HS trình bày cá nhân.

 GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện vào bảng con.

- HS đọc yêu cầu.

- HS xác định các việc cần làm : đặt tính rồi tính

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

- Sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách đặt tính và thứ tự tính.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

BT2 : Tính nhẩm

a) 72 + 20

    68 – 40

   350 + 30

   970 – 70

b) 411 + 300

    625 + 200

   954 – 400

   367 – 300

c) 32 + 7 + 8

    54 + 7 + 3

   1 + 16 + 9

   96 + 40 + 4

- HS đọc và xác định yêu cầu bài toán.

- HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, rồi thực hiện.

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

- Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / phép tính), khuyến khích HS nói cách làm.

- GV gọi 3 HS trình bày kết quả.

- GV cho HS chữa bài, chốt đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

BT3: >, <, =

a) 4 735 + 15 ...... 4 735 + 10

b) 524 – 10 ........... 525 – 10

c) 4 735 – 15 ........ 4 735 – 10

d) 7 700 + 2 000 .......... 6 700 + 3 000

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.

- HS tìm hiểu và làm bài cá nhân.

- Sửa bài, GV có thể cho HS chơi tiếp sức, khuyến khích HS nói tại sao lại điền dấu như vậy.

Ví dụ: 4 735 + 15 > 4 735 + 10

Có nhiều cách giải thích

4 735 + 15 = 4 750 và 4 735 + 10 = 4 745

 4 750 > 4 745  Chọn dấu >.

Hoặc: 4 735 + 15 và 4 735 + 10 đều có số hạng thứ nhất là 4 735.

Số hạng thứ hai lần lượt là 15 và 10  15 > 10  Chọn dấu >.

- GV chữa bài, chốt đáp án, khen các HS hoàn thành thanh, đúng và rút kinh nghiệm, khích lệ các HS chưa tích cực.

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4.

BT4: Số?

a) 371 +…?... = 528

b) ….?.... + 714 = 6 250

c) …?.... – 281 = 64

d) 925 - ….?.... = 135

- HS hoạt động nhóm đôi đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận tìm cách làm.

Với những HS còn hạn chế, GV có thể giúp các em xác định tên gọi của các thành phần chưa biết cần tìm  Dùng sơ đồ tách gộp số (hoặc cho các em nhắc lại quy tắc, …)

- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ.

 

- Sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách làm.

- GV hệ thống các cách tìm thành phần chưa biết:

·      Số hạng = Tổng – Số hạng kia

·      Số bị trừ = Hiệu + Số trừ

·      Số trừ = Số bị trừ – Hiệu

Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5.

BT5: Chọn ý trả lời đúng

Bốn túi đường có khối lượng lần lượt là:

1 kg ; 700 g ; 1 kg 500 g ; 1 kg 250 g

a) Túi nặng nhất và túi nhẹ nhất có khối lượng lần lượt là:

A. 1 kg 500 g và 700 g

B. 1 kg 500 g và 1 kg

C. 1 kg và 700 g

D. 700 g và 1 kg 250 g

b) Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất:

A. 300 g                               

B. 550 g                               

C. 800 g                               

D. 1 000 g

c) Tổng khối lượng cả bốn túi là:

A. 3 kg                                 

B. 3 kg 700 g                            

C. 3 kg 750 g                       

D. 4 kg 450 g

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- HS xác định yêu cầu, thực hiện cá nhân.

- GV gọi 3 HS chọn đáp án.

Sửa bài, GV có thể giải thích một số nội dung

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu:

- Rèn luyện, củng cố dạng bài phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp).

- Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến đo độ dài, tính chu vi, dung tích.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 6: Hoàn thành BT6.

BT6 : Con hà mã cân nặng 2 500 kg. Con hươu cao cổ nhẹ hơn con hà mã 1 100 kg. Con tê giác nặng hơn con hươu cao cổ 1 800 kg. Hỏi con tê giác cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán

- HS thảo luận nhóm.

 Hươu cao cổ nhẹ hơn hà mã 1 100 kg; tê giác nặng hơn hươu cao cổ 1 800 kg. Có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng

-  HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.

- Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày, giải thích cách làm.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT7

BT7: Một sân bóng đá hình chữ nhật có chiều rộng 75m, chiều dài 100 m. An và Tú cùng xuất phát từ A để đến C. Đường đi của An dài bằng nửa chu vi sân bóng đá. Tú đi thẳng từ A đến C nên đường đi ngắn hơn đường đi của An là 50m. Hỏi đường đi của Tú dài bao nhiêu mét?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu đề bài.

- HS xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS thực hiện cá nhân

 

- Sửa bài, GV khuyến khích HS nói các bước thực hiện.

Ví dụ:

·      Bước 1: Tìm chu vi sân bóng.

·      Bước 2: Tìm nửa chu vi sân bóng.

·      Bước 3: Tìm chiều dài đường đi của Tú

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT8

BT8: Giải bài toán theo tóm tắt sau

- HS nhóm đôi nhận biết yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải quyết.

·      Dựa vào tóm tắt, nêu bài toán:

 Hai bể A và B chứa được tất cả là 625 l nước bể. Bể A chứa được 250 l

 Hỏi bể A chứ được ít hơn bể B bao nhiêu lít nước?

(Hoặc: Hỏi bể B chứa được nhiều hơn bể A bao nhiêu lít nước?)

·      Xác định được cái phải tìm của bài toán.

- GV nêu cách thức giải quyết vấn đề

·      Bài toán hỏi gì? (Phần chênh lệch giữa bể A và bể B)

·      Muốn vậy ta phải biết gì? (Dung tích mỗi bể)

·      Đã biết được dung tích của bể nào chưa? (Bể A chứa được 250 l)

 Trình tự tiến hành

·      Tính dung tích bể

·      Tính phần chênh lệch giữa hai bể

- HS trình bày bài giải theo hai bước tính.

- GV lưu ý, HS có thể thực hiện theo cách sau (phải có lập luận).

Bài giải

Dựa vào tóm tắt, ta thấy tổng dung tích của hai bể chính là 2 lần dung tích bể A cộng với phần chênh lệch.

625 – 250  2 = 125

Trả lời: Bể A chứa được ít hơn bể B là 125 l (Hoặc: Bể B chứa được nhiều hơn bể A là 125 l)

- Sửa bài, GV có thể giải thích nội dung trong mỗi câu.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành hoạt động vui học

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

Tập tính tiền khi mua bán.

Em có 100 000 đồng, em định mua hai hoặc ba món hàng trong các mặt hàng dưới đây. Hãy làm theo hướng dẫn sau:

- Làm tròn giá tiền mỗi món hàng em định mua đến hàng chục nghìn (các số có năm chữ số) hoặc hàng nghìn (các số có bốn chữ số).

- Tính nhẩm tổng số tiền các món hàng em chọn theo số đã làm tròn xem có đủ tiền mua không.

- HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm:

·      Bước 1: Làm tròn giá tiền từng món hàng đến hàng chục nghìn hoặc hàng nghìn.

·      Bước 2: Nhẩm tính tổng số tiền mua hàng

·    Bước 3: So sánh với 100 000 đồng  Đủ tiền mua không?

- HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm.

- Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/ cách chọn), khuyến khích HS nói cách làm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 5: Hoàn thành thử thách

- GV cho HS xác định yêu cầu bài toán

 Quan sát các hình sau:

Hình thứ bảy có bao nhiêu hình tam giác màu xanh?

- HS quan sát hình ảnh, nhận biết yêu cầu của bài

- Dựa vào hình ảnh, tìm kiếm sự khác biệt (hình sau nhiều hơn hình trước một số hình tam giác ứng với số thứ tự của dãy hình).

- Tìm cách thực hiện:

Viết dãy số 1; 1 + 2 = 3; 3 + 3 = 6; 6 + 4 = 10; …; 21 + 7 = 28.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 3 – Ôn tập phép nhân, phép chia.

 

 

 

 

- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, suy nghĩ.

- HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

- HS trình bày vào bảng cá nhân

 

Kết quả:

a)

 

b)

 

c)

 

d)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc đề, suy nghĩ và phát biểu.

- HS chú ý lắng nghe, giơ tay phát biểu.

 

 

 

Kết quả:

a) 72 + 20 = 92

68 – 40 = 28

350 + 30 = 380

970 – 70 = 900

b) 411 + 300 = 711

625 + 200 = 825

954 – 400 = 554

367 – 300 = 67

c) 32 + 7 + 8 = 32 + 8 + 7 = 40 + 7 = 47

54 + 7 + 3 = 54 + 10 = 64

1 + 16 + 9 = 1 + 9 + 16 = 10 + 16 = 26

96 + 40 + 4 = 96 + 4 + 40 = 100 + 40 = 140

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.

- HS suy nghĩ, hoàn thành bài.

- HS thực hiện theo yêu cầu và luật chơi của GV.

Kết quả:

a) 4 735 + 15 > 4 735 + 10

b) 524 – 10 < 525 – 10

c) 4 735 – 15 < 4 735 – 10

d) 7 700 + 2 000 = 6 700 + 3 000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề, phân tích ví dụ.

- HS chú ý lắng nghe, hiểu và áp dụng làm bài.

 

 

- HS tự hoàn thành vở cá nhân  chia sẻ cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án.

Kết quả:

a) 528 – 371 = 157

b) 6 250 – 714 = 5 536

c)64 + 281 = 345

d) 925 – 135 = 790

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.

- HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời.

 

Kết quả:

a) A (1 kg 500 g và 700 g)

b) C (1 kg 500 g = 1 500 g; 1 500 g – 700 g = 800 g)

c) D (1 kg = 1 000 g; 1 kg 500 g = 1 500 g; 1 kg 250 g = 1 250 g; 1 000 g + 700 g + 1 500 g + 1 250 g = 4 450 g = 4 kg 450 g)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc đề và trao đổi.

- HS trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, giơ tay phát biểu và thực hiện vào vở cá nhân.

Kết quả:

 Bài giải

Con hươu cao cổ cân nặng số ki – lô – gam là:

2 500 – 1 100 = 1 400 (kg)

Con tê giác cân nặng số ki – lô – gam là:

1 400 + 1 8 00 = 3 200 (kg)

Đáp số: 3 200 kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.

 

- HS trình bày cách làm và nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật.

- HS hoàn thành bài vào vở sau đó chia sẻ bài làm.

Kết quả:

Ta có đường đi của An dài bằng nửa chu vi sân bóng đá

Chu vi sân bóng đá là:

(100 + 75)  2 = 350 (m)

Đường đi của An dài số mét là:

350 : 2 = 175 (m)

Đường đi của Tú dài số mét là:

175 – 50 = 125 (m)

Đáp số: 125 m

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, lắng nghe và trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả:

Bài giải

Bể B chứa số lít là:

625 – 250 = 375 (l)

Bể B chứa nhiều hơn bể A số lít là:

375 – 250 = 125 (l)

Đáp số: 125 (l)

 

- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi nhóm, giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài vào vở sau đó chia sẻ bài làm.

Kết quả:

Ví dụ: Em dự định mua một chiếc mũ và một bộ quần áo thể thao trong các mặt hàng trên.

Chiếc mũ có giá 31 500 đồng/cái.

Làm tròn số 31 500 đến hàng chục nghìn ta được số 30 000.

Bộ quần áo thể thao có giá 49 000 đồng/bộ.

Làm tròn số 49 000 đến hàng chục nghìn ta được số 50 000.

Giá của chiếc mũ và bộ quần áo thể thao sau khi làm tròn là 30 000 + 50 000 = 80 000 (đồng)

Vậy em đủ tiền để mua 1 chiếc mũ và 1 bộ quần áo thể thao.

Lưu ý: Học sinh có thể chọn món hàng khác trong bức tranh rồi thực hiện tương tự.

 

- HS giơ tay và xác định yêu cầu đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả:

Hình thứ nhất có 1 hình tam giác màu xanh.

Hình thứ hai có 1 + 2 = 3 hình tam giác màu xanh.

Hình thứ ba có 1 + 2 + 3 = 6 hình tam giác màu xanh.

Hình thứ tư có 1 + 2 + 3 + 4 = 10 hình tam giác màu xanh.

Hình thứ năm có 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15 hình tam giác màu xanh.

Hình thứ sáu có 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 = 21 hình tam giác màu xanh.

Hình thứ bảy có 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 = 28 hình tam giác màu xanh.

Vậy hình thứ bảy có 28 hình tam giác màu xanh.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm

 

- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án toán 4 chân trời, soạn mới giáo án toán 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án toán 4 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án toán 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận