Danh mục bài soạn

Tải giáo án Tin học 4 chân trời sáng tạo Chủ đề A1 Bài 1: Phần cứng máy tính

Giáo án Tin học 4 Chân trời sáng tạo Chủ đề A1 Bài 1: Phần cứng máy tính được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tin học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

A1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM

 

YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐỀ

  • Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
  • Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
  • Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.

BÀI 1. PHẦN CỨNG MÁY TÍNH

(1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tên một số thiết bị phần cứng đã biết.
  • Trình bày được sơ lược vai trò của một số thiết bị phần cứng chuyên dụng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số thiết bị phần cứng.
  • Nhận ra được vai trò của những thiết bị phần cứng đối với máy tính.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, VBT Tin học 4.
  • Hình ảnh về các thiết bị phần cứng thông dụng.
  • Phiếu bài tập.
  • Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Kể được tên các thiết bị phần cứng là thành phần cơ bản của máy tính.

- Chuẩn bị vào bài mới (kể tên các thiết bị phần cứng khác).

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?

- GV chia HS thành 2 đội và phổ biến luật chơi:

+ GV đặt câu hỏi:

·        Em hãy kể tên những thiết bị thuộc thành phần cơ bản của máy tính?

·        Em còn biết những thiết bị nào khác của máy tính, hãy chia sẻ cho bạn cùng biết.

+ Đội nào trả lời được nhanh và nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV tuyên dương đội giành chiến thắng.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Những thiết bị thuộc thành phần cơ bản của máy tính: CPU, RAM, ổ cứng, bộ nguồn, bo mạch chủ.

+ Các thiết bị khác của máy tính: Con chuột, bàn phím, màn hình, loa, các cổng kết nối,…

- GV dẫn dắt HS vào bài: Hoạt động khởi động đã giúp các em nhớ lại các thiết bị thuộc thành phần cơ bản của máy tính. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về các thiết bị phần cứng và vai trò của chúng qua bài học – Bài 1: Phần cứng máy tính.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phần cứng và thiết bị ngoại vi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng đã biết.

- Trình bày được sơ lược về vai trò hoặc chức năng của một số thiết bị phần cứng thông dụng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc SHS tr.5 và nêu câu hỏi:

+ Phần cứng máy tính là gì?

+ Thiết bị ngoại vi là gì?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:

+ Phần cứng là những thiết bị của máy tính ở bên trong và bên ngoài thân máy. Thân máy cũng được xem là một thiết bị phần cứng.

+ Các thiết bị phần cứng bên ngoài thân máy được gọi là thiết bị ngoại vi.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình 1 SHS tr.5 và trả lời câu hỏi: Theo em mỗi thiết bị này bổ sung cho máy tính chức năng gì.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận:

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành 2 đội và lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

 

 

- HS đưa ra câu trả lời.

+ Các thiết bị ngoại vi thông dụng: Màn hình máy tính, chuột, tai nghe, máy chiếu, máy in, máy scan, loa máy tính, modem,…

+ Chức năng : Giúp máy tính tiếp nhận, đưa ra thông tin hoặc mở rộng khả năng lưu trữ.

·        Máy in: Bổ sung cho máy tính chức năng in thông tin ra giấy in.

·        Modem: Bổ sung cho máy tính chức năng nhận và gửi thông tin trong mạng máy tính.

- HS tiếp thu, lắng nghe.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tin học 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án tin học 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án tin học 4 chân trời Chủ đề A1 Bài 1: Phần cứng máy tính
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tin học 4 chân trời sáng tạo Chủ đề A1 Bài 1: Phần cứng máy tính . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án tin học 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận