Danh mục bài soạn

Tải giáo án Mĩ thuật 7 CTST bản 1 Bài 13: Chạm Khắc Đình Làng

Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Chạm Khắc Đình Làng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo.

BÀI 13: CHẠM KHẮC ĐÌNH LÀNG

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Chỉ ra được vẻ đẹp tạo hình và cách mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô..

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo mĩ thuật.

-       Năng lực mĩ thuật:

·      Quan sát và nhận thức:mô phỏng được một hình ảnh chạm khắc đình làng bằng đất nặn hoặc vật liệu dẻo.

·      Sáng tạo và ứng dụng: nêu được giá trị lịch sử, văn hóa của nghệ thuật điêu khắc đình làng.

·      Phân tích và đánh giá: phân tích được vẻ đẹp của hình khối, tỉ lệ trong sản phẩm mĩ thuật.

3. Phẩm chất

·       Có ý thức bảo tồn và quảng bá giá trị của chạm khắc đình làng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật (bản 1).

-       Hình ảnh một số công trình chạm khắc đình làng Việt Nam.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK Mĩ thuật (bản 1).

-       Giấy, bút màu, đất nặn, dụng cụ khác,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được vẻ đẹp tạo hình của chạm khắc đình làng Việt Nam. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnhchạm khắc đình làng.

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 7 trang 56 và video do GV chuẩn bị để HS được tìm hiểu sâu về đối tượng quan sát.

https://www.youtube.com/watch?v=mBubV2zyTXc (từ 1.42 đến 4.01)

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, chia sẻ cảm nhận để khám phá nội dung thể hiện, hoạt động của nhân vật, hình thức và chất liệu tạo hình của các bức chạm khắc trên đình làng.

- GV nêu câu hỏi gợi mở

+ Nội dung thể hiện của mỗi bức chạm khắc là gì?

+ Cách sắp xếp nhân vật, hình khối trong mỗi bức chạm khắc đó như thế nào?

+ Mỗi bức chạm khắc thể hiện hoạt động gì của nhân vật?

+ Các bức chạm khắc được tạo hình bằng chất liệu gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh các kiến trúc chạm khắc đình làng SGK tr.56 kết hợp video GV giới thiệu.

HS trao đổi cặp đôi, thảo luận, chia sẻ cảm nhận về chạm khắc đình làng.

GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Nội dung thể hiện: hình tượng con người với các hoạt động sinh hoạt đời thường.

+ Cách sắp xếp nhân vật, hình khối: hài hòa, cân đối giữa con người và đồ vật.

+ Mỗi bức chạm khắc thể hiện hoạt độngcủa nhân vật: đá cầu, đấu vật, dựng cột buồm.

+ Các bức chạm khắc được tạo hình bằng chất liệu: gỗ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời câu hỏi của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chạm khắc đình làng là một trong những loại hình kiến trúc nổi tiếng và tiêu biểu của người dân Việt Nam ta. Mỗi một công trình ấy đều mang những vẻ đẹp độc đáo, khác biệt. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau vẽ mô phỏng lại công trình kiến trúc chạm khắc đình làng để thấy được cái hay, cái đẹp của kiến trúc này nhé!

B. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Hoạt động: Cách vẽ mô phỏng hình ảnh chạm khắc trên đình làng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước vẽ mô phỏng hình ảnh chạm khắc trên đình làng bằng đất nặn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SGK 40 để nhận biết cách vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

c. Sản phẩm: HS trình bày các bước vẽ cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa các bước để biết cách mô phỏng chạm khắc trên đình làng bằng đất nặn trong SGK trang 57.

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo các nhóm nhỏ, phân tích các bước vẽ mô phỏng hình ảnh chạm khắc trên đình làng.

- GV nêu câu hỏi gợi ý cho các nhóm trao đổi, thảo luận:

+ Mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng được thể hiện theo các bước như thế nào?

+ Trước khi vẽ hình để tạo phù điêu cần làm gì?

+ Để tạo được các khối lồi, khối lõm của bức chạm khắc cần làm gì?

- GV khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh minh họa cách vẽ mô phỏng chạm khắc đình làng SGK tr.41.

- HS thảo luận theo các nhóm nhỏ, phân tích các bướcvẽ mô phỏng chạm khắc đình làng.

GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, phân tích các bước vẽ mô phỏng chạm khắc đình làng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV kết luận:Sử dụng đất nặn có thể mô phỏng được đường nét, hình khối của các hoạt cảnh chạm khắc trên đình làng ở Việt Nam.

Cách vẽ mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng

1. Tạo khuôn hình có bề mặt phẳng để mô phỏng bức chạm khắc.

2. Xác định vị trí, tỉ lệ và vẽ phác hình sẽ mô phỏng.

3. Khắc theo nét và nạo bỏ đất tạo các khối lồi, khối lõm cho bức chạm khắc.

4. Tạo hình khối chi tiết, thể hiện đặc điểm bức chạm khắc mẫu và hoàn thiện 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Mĩ thuật 7 chân trời, soạn mới giáo án mĩ thuật 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án mĩ thuật 7 chân trời Bài 13: Chạm Khắc Đình Làng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 7 CTST bản 1 Bài 13: Chạm Khắc Đình Làng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án mĩ thuật 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận