Danh mục bài soạn

Tải giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo bản 2 Bài 5: Thành Tựu Mĩ Thuật Trung Đại Thế Giới

Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo bản 2 bản 2 Bài 5: Thành Tựu Mĩ Thuật Trung Đại Thế Giới được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo.

CHỦ ĐỀ 3: MĨ THUẬT TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI

BÀI 5: THÀNH TỰU MĨ THUẬT TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Mục tiêu:

-       Biết được một số tác giả, tác phẩm nghệ thuật thời trung đại.

-       Nhận biết được những thành tựu và tác động của kĩ thuật, chất liệu đến mĩ thuật thời trung đại.

-       Biết sử dụng luật xa gần và các nguyên lí tạo hình để tạo được sản phẩm mĩ thuật.

-       Cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm trung đại thế giới.

2. Năng lực:

-       Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

●     Giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.

-       Năng lực mĩ thuật:

●     Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm mĩ thuật trung đại; nắm bắt được thành tựu mĩ thuật trung đại như luật xa gần, giải phẫu tạo hình và chất liệu sơn dầu.

●     Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành ứng dụng luật xa gần; hiểu và phân tích được đường chân trời và điểm tụ trong bài thực hành của bạn.

●     Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển của sản phẩm bằng những chất liệu khác.

●     Biết giới thiệu và phân tích tác giả, tác phẩm thời trung đại.

3. Phẩm chất

-       Cảm nhận được vẻ đẹp tạo hình qua tác phẩm mĩ thuật trung đại, biết ứng dụng thành tựu nghệ thuật trung đại trong thực hành sáng tạo vào cuộc sống.

-       Biết cách sử dụng, bảo quản vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị truyền thống từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật trung đại thế giới.

-       Xây dựng tình thân yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

-       Thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng.

-       Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

-       Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

-       Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, Giáo án.

-       Một số ảnh chụp tác phẩm, tư liệu tác giả mĩ thuật thời trung đại.

-       Tranh chân dung thời kì trung đại, sản phẩm mĩ thuật và bài vẽ chân dung của HS (có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm tranh, ảnh,… liên quan đến bài học).

-       Phương tiện hỗ trợ (nếu có)

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa màu vẽ, bút vẽ, đất nặn và một số chất liệu tổng hợp khác.

-       Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Hiểu biết ban đầu của HS về các họa sĩ thời trung đại.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu của mĩ thuật trung đại thế giới. Nêu một số hiểu biết của em về các họa sĩ đó.

- GV gợi mở để HS nêu cảm nhận về tác phẩm trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi:

+ Họa sĩ Leonardo de Vinci (1452 - 1519): Ông là một hoạ sĩ, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kĩ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng.

A person with a long beard and a hat

Description automatically generated with medium confidence

Họa sĩ Leonardo da Vinci

A group of people sitting in a room

Description automatically generated with low confidenceA person sitting on a couch

Description automatically generated with low confidence

Những tác phẩm của Leonardo da Vinci (Bữa ăn tối cuối cùng và Mona Lisa)

+ Hoạ sĩ Giotto di  Bondone (1267 - 1337): Ông được biết đến với cái tên đơn giản là Giotto, là một hoạ sĩ, nghệ sĩ ghép mảnh và kiến trúc sư người Ý. Ông được coi như một trong những hoạ sĩ vĩ đại nhất thời kì Phục hưng Ý. Sáng tác của ông là các câu chuyện tôn giáo sinh động. Thiên nhiên, con người được chú ý và được diễn tả trong một khung cảnh cụ thể, khoáng đạt, chặt chẽ và thể hiện được khát vọng hiện thực sâu sắc. Các tác phẩm bích họa của ông cho nhà thờ Scrovegni Chapel ở Padua, thường được gọi là Arena Chapel, hoàn thành khoảng năm 1305, mô tả cuộc đời của Maria và Jesus. Đây được coi là một trong những kiệt tác của thời kỳ đầu Phục Hưng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án mĩ thuật 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án mĩ thuật 7 chân trời bản 2 Bài 5: Thành Tựu Mĩ Thuật Trung Đại Thế Giới
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo bản 2 Bài 5: Thành Tựu Mĩ Thuật Trung Đại Thế Giới . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án mĩ thuật 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận