Danh mục bài soạn

Tải giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo bản 2 Bài 2: Tạo Hình Bình Hoa

Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo bản 2 Bài 2: Tạo Hình Bình Hoa được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo.

BÀI 2: TẠO HÌNH BÌNH HOA

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Mục tiêu:

-       Nhận biết được một số cách tạo dáng và trang trí bình hoa.

-       Tạo dáng được sản phẩm lọ hoa 3D cân đối, hài hòa bằng đất nặn.

-       Vận dụng đường nét, nhịp điệu trong sáng tạo hoa văn trên sản phẩm.

-       Có ý thức giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống.

2. Năng lực:

-       Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

●     Giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.

-       Năng lực mĩ thuật:

●     Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của tĩnh vật, giá trị của bình hoa trong đời sống hàng ngày; nắm được những hình ảnh mang nét đặc trưng;

●     Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thức được sự khác biệt giữa hình ảnh thực của tĩnh vật trong tự nhiên với hình được thể hiện trong tranh vẽ.

●     Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của một bức tranh tĩnh vật và nêu được những công dụng của tranh trong đời sống hàng ngày; nêu được hướng phát triển mở rộng thêm sản phẩm mĩ thuật bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

3. Phẩm chất

-       Phát triển tình yêu thiên nhiên, đất nước, môi trường sống và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

-       Phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

-       Biết cách sử dụng, bảo quản một số nguyên liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy, đất nặn,… trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

-       Xây dựng tình thân, sự đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

-       Biết chia sẻ chân thức suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét cá nhân.

-       Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

-       Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

-       Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, Giáo án.

-       Bình gốm (nếu có)

-       Hình ảnh bình gốm các thời kì.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, đất nặn,…

-       Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Cảm nhận ban đầu của HS về bình gốm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các làng nghề gốm sứ truyền thống ở nước ta và nêu một số hiểu biết của em về làng nghề đó.

- GV gợi mở để HS nêu cảm nhận về tác phẩm trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi: Một số làng nghề gốm sứ mà em biết là:

+ Làng gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương): một trong những làng gốm sứ Việt Nam xuất hiện sớm nhất cho đến hiện nay, ra đời vào thế kỷ 13 và phát triển mạnh mẽ vào từ thế kỷ 14, nhưng đáng tiếc rằng cho đến thế kỷ 17 làng gốm này đã suy tàn và thất truyền cho đến ngày nay. Gốm của làng Chu Đậu nổi tiếng với nghệ thuật vẽ tay cũng như nhiều dòng men quý như lớp men ngọc, men nâu, men trắng… nhưng phổ biến nhất vẫn là loại men trắng trong kết hợp với những họa tiết được khắc, vẽ đắp nổi mang nét phóng khoáng- hài hòa- tinh tế , cùng với những màu: xanh, vàng, đỏ nâu, xanh lục….

+ Làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội): Làng gốm sứ Bát Tràng nằm bên cạnh sông Hồng có bề dày lịch sử và xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15. Làng nghề gốm sứ Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Trải qua thời gian, đến nay làng gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ được những dòng men cổ và những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp thủ công. Từ chất liệu là đất sét trắng cùng với đôi bàn tay khéo léo đã tạo ra những sản phẩm chất lượng, tinh xảo.

+ Làng gốm sứ Thổ Hà (Bắc Ninh): Phát triển cùng giai đoạn với làng Bát Tràng, làng Phù Lãng và cũng nổi tiếng với những sản phẩm làm từ đất sét vàng, sét xanh, ít sạn và tạp chất dễ tạo hình, gốm mộc phủ men da lươn và chủ yếu là lu, chậu sành,… Nét đặc trưng của gốm Thổ Hà là không dùng men, sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao tự chảy men và thành sành. Gốm có màu nâu sẫm, thâm tím, gõ thành tiếng như thép, đựng chất lỏng không thấm, chất rắn đầy chặt không lo ẩm mốc, bền và giữ màu tốt theo thời gian.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các bình hoa được sử dụng trong gia đình ngày nay chủ yếu được làm từ gốm. Các hoa văn ở trên bình gốm đều rất tinh xảo và nổi bật. Vậy để tìm hiểu xem các bước tạo dáng và trang trí bình hoa như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Tạo hình bình hoa

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS cảm nhận được vẻ đẹp và biết được công dụng của bình hoa trong cuộc sống hằng ngày.

b. Nội dung: GV tạo cơ hội cho HS quan sát ảnh chụp một số bình hoa của các thời kì để giúp HS cảm nhận vẻ đẹp và chất liệu, hình dáng, hoa văn đặc trưng trong trang trí bình hoa.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được sự đa dạng về hình dáng, họa tiết, màu sắc, chất liệu trong tạo hình bình hoa.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu một số hình ảnh trong SGK, trang 11, tranh ảnh do GV sưu tầm, đặt câu hỏi để HS thảo luận về chất liệu, hình dáng của sản phẩm, hoa văn trang trí và tính ứng dụng của sản phẩm trong đời sống hằng ngày:

+ Nêu các công dụng của bình hoa trong cuộc sống.

+ Liệt kê một số hình dáng của bình hoa.

+ Nêu các họa tiết có thể sử dụng để trang trí bình hoa.

+ Màu sắc sử dụng trong trang trí bình hoa như thế nào?

+ Kể tên một số chất liệu có thể tạo được bình hoa.

A picture containing text, various, different, several

Description automatically generated

- GV mở rộng kiến thức, giúp HS biết thêm nét đặc trưng và sự khác nhau về hình dáng, hoa văn, chất men,… của nghệ thuật đồ gốm qua các thời kì và khu vực:

+ Thời Đinh – Tiền Lê: Chủ yếu là vật liệu xây dựng và trang trí kiến trúc, gạch trang trí hoa sen, hoa phượng. Xương gốm nặng, trong lòng bát đĩa thường có dấu chân kê lớn hình chữ thập.

+ Thời Lý – Trần:

Hiện vật đa dạng, phong phú về cả chủng loại và màu men. Bốn dòng men tiêu biểu là men trắng, men xanh lục, men nâu và men trắng vẽ hoa nâu. Hoa văn trang trí chủ đạo là sen và cúc.

+ Thời Lê sơ:

Nổi tiếng với dòng hoa lam, được vẽ bằng ôxit cô ban. Nét vẽ phóng khoáng theo cảm xúc, tạo ra độ đậm nhạt, dày mỏng, màu men sinh động, mềm mại. Hoa văn trang trí: Vẫn là hoa cúc, hoa sen, sóng nước, chim, cá.

+ Thời Mạc:

Nổi tiếng với dòng men nhiều màu, tam thái, ngũ thái. Hoa văn trang trí gồm hoa cúc, hoa sen, hoa phù dung, cúc dây, khóm cỏ, rong rêu, lá đề, sóng nước, vảy cá, phượng, ngựa, chim, vẹt, sư tử. Hai loại hình hiện vật tiêu biểu được biết đến là chân đèn và lư hương.

+ Thời Lê – Trịnh:

Với các làng gốm nổi danh như Thổ Hà, Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Hiếu Lễ. Hiện vật phong phú đa dạng gồm chậu lớn, đỉnh, mô hình nhà tháp men nhiều màu, lư hương hình bông sen. Hoa văn trang trí gồm hoa sen, cúc, phù dung, các loại chim, sen vịt, sen trúc, sóng nước kết hợp với mây tản.

+ Thời Nguyễn:

Có đồ dùng sinh hoạ

1. Quan sát và nhận thức

- Công dụng của bình hoa trong cuộc sống là: cắm hoa và trang trí nhà cửa.

- Một số hình dáng của bình hoa: to phình ở phần thân, cổ thắt lại và miệng loa rộng hình tròn; lọ hoa hình trụ, lọ hoa kiểu dáng bầu,…

- Các họa tiết có thể sử dụng để trang trí bình hoa: con vật (con công, con cá, con chim…), hoa (hoa sen, hoa hồng, hoa hướng dương…).

- Màu sắc sử dụng trng bình hoa chủ yếu là màu trắng để làm nổi bật các hoa văn trên thân, ngoài ra người ta có thể sử dụng một số màu khác như màu xanh, màu vàng, màu đỏ,…

- Một số chất liệu có thể tạo được bình hoa: gốm, sứ, nhựa, thủy tinh, đồng,…

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án mĩ thuật 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án mĩ thuật 7 chân trời bản 2 Bài 2: Tạo Hình Bình Hoa
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo bản 2 Bài 2: Tạo Hình Bình Hoa . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án mĩ thuật 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận