Tải giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 7: Tìm Hiểu Nghệ Thuật Tạo Hình Trung Đại Việt Nam

Giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 7: Tìm Hiểu Nghệ Thuật Tạo Hình Trung Đại Việt Nam được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo.

BÀI 7: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

●     Phân tích được một số yếu tố thẩm mĩ của nghệ thuật trung đại Việt

●     Hiểu và trân trọng, giữ gìn nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

●     Tạo hình trang trí được sản phẩm sử dụng mô típ tạo hình trong nghệ th trung đại Việt Nam.

●     Trưng bày, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua các biểu hiện sau

●     Sưu tầm tranh, ảnh về nghệ thuật trung đại Việt Nam.

●     Chuẩn bị đồ dùng vật liệu để học tập; trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để tạo sản phẩm sử dụng mô típ nghệ thuật trung đại.

●     Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

●     Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu, hoạ phẩm để thực hành tạo sản phẩm.

- Năng lực mĩ thuật:

·      Nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được giá trị của nghệ thuật tạo hình trung đại Việt Nam.

·      Sáng tạo thẩm mĩ: Lên ý tưởng, lựa chọn hình thức thực hành, sáng tạo để tạo hình trang trí.

·      Phân tích, đánh giá thẩm mĩ: Đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua yếu tố và nguyên lí tạo hình nghệ thuật trung đại Việt Nam.

3. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất như:

- Yêu nước: Biết trân trọng, gìn giữ nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

- Chăm chỉ: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 7.

-       Tranh, ảnh về nghệ thuật trung đại Việt Nam (tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, sản phẩm chạm khắc gỗ đình làng, đình, chùa,...) và sản phẩm tạo hình khác có sử dụng mô típ trang trí của nghệ thuật trung đại Việt Nam.

2. Đối với học sinh

-       SGK, Vở thực hành Mĩ thuật 7.

-       Màu vẽ, giấy, bút chì.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kể tên một số tranh dân gian Việt Nam, liên hệ bài học

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.

c. Sản phẩm học tập: kết quả trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội; trình chiếu một số tranh dân gian Việt Nam và yêu cầu trong thời gian 1 phút, đội nào viết được đúng và nhiều tên tranh hơn thì giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS HS thực hiện nhiệm vụ học tập quan sát tranh và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV. GV quan sát, điều hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tích cực tham gia trò chơi

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức báo cáo, công bố kết quả trò chơi, nhận xét câu trả lời của các đội. - GV kết luận: Ở Việt Nam, ngoài hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống, còn có nhiều dòng tranh dân gian khác như: tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình,... Tranh dân gian là nhịp cầu nối giữa truyền thống và hiện đại mà chúng ta cần bảo tồn, phát huy. Không chỉ có tranh dân gian, nghệ thuật tạo hình trung đại Việt Nam còn để lại nhiều di sản quý giá cho nền văn hoá – nghệ thuật của dân tộc như: các tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng; các công trình kiến trúc đình, chùa... Bài học này sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình trung đại Việt Nam, từ đó biết cách sáng tạo sản phẩm sử dụng mô típ tạo hình trong nghệ thuật trung đại. Chúng ta cùng vào Bài 7 – Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS phân tích được những yếu tố tạo hình của nghệ thuật trung đại Việt Nam qua một số công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, trang trí, đồ hoạ.

b. Nội dung:

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở trang 28 SGK và thảo luận

c. Sản phẩm học tập: yếu tố tạo hình của nghệ thuật trung đại Việt Nam

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở trang 28 SGK và thảo luận theo gợi ý:

+ Hình ảnh đầu đao cong trong bức ảnh chùa Một Cột.

+ Hình dáng, họa tiết, màu sắc trang trí trên sản phẩm.

+ Cách tạo hình của nghệ thuật điêu khắc thời kì trung đại.

- Quan sát các bức tranh dân gian ở trang 29 SGK và cho biết:

+ Nội dung, hình ảnh, bố cục của tranh.

+ Màu sắc và đường nét được thể hiện trong tranh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS HS thực hiện nhiệm vụ học tập quan sát và thảo luận. GV quan sát, điều hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức báo cáo, chia sẻ, thảo luận: chọn từ 2 – 3 HS hoặc từ 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung; gợi ý HS chia sẻ thêm về các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, trang trí,... thời kì trung đại, liên hệ với địa Phương (nếu có thể).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức và kết luận: Nghệ thuật trung đại Việt Nam là giai đoạn mĩ thuật phong kiến Việt Nam từ thời Lý đến hết thời Nguyễn được bắt đầu từ thế kỉ XI đến đầu thế XIX. Thời kì này đã để lại nhiều thành tựu quý giá cho nền văn hoá nghệ thuật dân tộc. Các công trình kiến trúc đình, chùa đẹp và độc đáo vẫn còn lưu giữ nhiều sự phẩm điều khác có giá trị cho đến ngày nay. Những di sản nghệ thuật tạo hình đảm quỷ này cần được trân trọng và gìn giữ cho các thế hệ mai sau.

- GV mở rộng:

• Ở Việt Nam, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình, chùa thời trung đại phát triển mạnh. Có nhiều dòng tranh dân gian, nổi bật là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, và tranh thờ của đồng bào vùng cao là sản phẩm sáng tạo của tập thể, được kết tinh qua nhiều đời.

• Nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, các tác phẩm phù điêu và tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo và được thể hiện sinh động, uyển chuyển, tinh tế.

• Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng được sáng tạo với đường nét thoải mái, phóng khoáng, mộc mạc, hình ảnh giàu tính ước lệ đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân.

• Tranh dân gian Đông Hồ sử dụng các nét to, cô đọng, chắc khoẻ; màu trong tranh tươi sáng được làm từ các nguyên liệu và thảo mộc có trong tự nhiên. Tranh dân gian Hàng Trống sử dụng đường nét thanh mảnh, màu sắc rực rỡ nhưng cũng rất tao nhã.

1. Khám phá

Nghệ thuật kiến trúc

- Nhiều công trình nghệ thuật thời kì trung đại ở Việt Nam vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Một số ngôi đình, chùa cổ có kiến trúc và phong cách điêu khắc gỗ độc đáo, thể hiện qua các bức chạm khắc đẹp và tinh xảo. Có thể kể đến một số công trình kiến trúc như chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh.... Lối kiến trúc cổ tại các ngôi đình, chùa thể hiện rõ ở phần mái (kiến trúc phần triền mái thẳng, hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hoá sông nước). Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình (dũng bảy, kẻ đồ mái hiên), nhất là đối với mái đình.

- Góc mái tức “tàu đao" làm cong uốn ngược, còn gọi là đạo quật. Ngói lợp truyền thống là ngơi vảy rồng, hay ngói mũi hài. Cột to mập, phình phần dưới. Tiết diện cột thân tròn Cột được đặt lên các để chân cột chứ không chôn xuống nền, chính sức nặng của công trình càng làm công trình thêm vững vàng và ổn định. Kiến trúc này được chia làm nhiều gian. Kiến trúc cổ của Việt Nam có sự hài hoà kết hợp giữa con người và thiên nhiên Xung quanh.

Nghệ thuật điêu khắc – trang trí

- Nghệ thuật điêu khắc - trang trí thời kì phong kiến thường gắn liền với các công trình kiến trúc. Có nhiều tác phẩm điêu khắc đẹp được hình thành trong giai đoạn này như: tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, chùa Bút Tháp, tượng Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, chùa Mặt các pho tượng La Hán, chùa Tây Phương.... Các tác phẩm tượng tron có đường nét mềm mại, trau chuốt, phong phú vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính hiện thực. Hoa sen, hoa cúc, con rồng, sông nước, nhạc công, vũ nữ... là những mô típ chủ yếu được sử dụng trong chạm khắc trang trí thời trung đại. Các hoa văn được kết hợp hài hoà với những công trình kiến trúc tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho các ngôi đình, chùa. Tiêu biểu cho nghệ thuật khắc đó là các tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng.

- Cùng với tranh dân gian, hình ảnh về con người lao động được hiện rõ trong các tác phẩm chạm khắc hình ảnh sinh hoạt, làm ăn,... thể hiện ước mơ về cuộc sống thanh bình, minh trị và vui về. Kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng, chạm nông... được sử dụng rộng tân trong chạm khắc trang trí đình làng. Tính dân gian trong các bức chạm khắc được thể hiện rõ ở hình thức thể hiện đơn giản, chân thực không cầu kì, trau chuốt. Hình tượng nhân vật được sáng tạo theo lối ước lệ, tượng trưng, quan trọng nhất là truyền đạt được | cái “thần” của nhân vật. Ở những tác phẩm chạm khắc đình làng tuy không thấy vẻ đẹp ngoại hình cân đối về tỉ lệ, chi tiết nhưng toàn bộ tác phẩm là sự hài hoà và hợp lí về bố cục, hình khối, đường nét tạo nên vẻ đẹp độc đáo và giá trị nghệ thuật. Có thể kể đến một số tác phẩm chạm khắc tiêu biểu như: đánh cờ, uống rượu (đình Ngọc Canh); sinh hoạt xã hội (đình Thổ Tang); tắm đầm sen (đình Đông Viên);..

Đồ gốm

- Thời Lý nổi tiếng với các loại gốm như gốm men ngọc màu xanh xám được trang trí khác chìm hoặc không có hình trang trí, gốm hoa nâu là gốm phủ men vàng và vẽ hoa văn màu nâu trang nhã với dáng gốm thanh thoát, đa dạng.

- Thời Trần nổi tiếng với gốm men nâu với các hoạ tiết to, chắc khoẻ, đường nét phóng khoáng.

- Gốm hoa lam tiêu biểu cho thời Lê có bổ cục chặt chẽ, đậm nhạt phong phú, đường nét sinh động thường là các dải hoa văn ngang, vòng quanh thân gốm, bên cạnh đó cũng có tác phẩm gốm được trang tri bằng cách chia thành các ô dọc. Thời Lê trung hưng có gốm lam xám được xác lập như một dòng gốm đặc biệt và độc đáo bởi việc kết hợp của việc trang trí bằng men phủ với kĩ thuật chạm nổi, dán - ghép hay khắc chìm trên mỗi sản phẩm. Loại hình sản phẩm gốm này đều có kích thước lớn như chân đèn, lư hương, mô hình tháp. Tất cả đều sử dụng kĩ thuật đúc chạm nổi, có khi phần trang trí được dán hay ghép vào sau. Đề tài trang trí trên sản phẩm thường là rồng hoặc các loại cánh sen, được thể hiện với nhiều kiểu khác như: rồng yên ngựa, rồng trong hình tròn, cánh sen dài trong có hình rồng uốn, cánh sen dài trong có hình mặt trời các công ty có tua,... Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn cũng rất đa dạng về kiểu dáng và hoạ tiết trang trí.

Tranh dân gian Việt Nam

- Có nhiều dòng tranh dân gian ở Việt Nam như: tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, tranh thờ của người Dao,... tuy nhiên nổi bật nhất là tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống. Tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) có đề tài phong phú, thể hiện cuộc sống, mơ ước của cư dân nông nghiệp làm lúa nước. Ván gỗ khắc tranh được chia làm hai loại: ván nét và ván màu. Ván màu sẽ dùng in trước, ván nét in sau cùng để hoàn thiện bức tranh. Giấy in tranh là giấy dó quét điệp. Màu in tranh được chế tạo từ các nguyên liệu và thảo mộc có trong tự nhiên như: màu vàng lấy từ hoa hoè hay hạt dành dành; màu đỏ vàng lấy từ gỗ cây vang; màu đen từ than lá tre... Chất điệp ông ánh làm cho màu tranh trong và sâu hơn. Tranh Đông Hồ có các mảng màu phăng, nét to, cô đọng, các khoẻ phù hợp với tình cảm hồn hậu và chất phác của người nông dân Việt Nam. Tranh dân gian Hàng Trống (phố Hàng Trống, Hà Nội) có hai loại chủ yếu là tranh thờ và tranh Tết, giống tranh dân gian Đông Hồ ra đời khoảng cuối thế kỉ XVI, chịu ảnh hưởng của văn hoá, tôn giáo. Tranh dân gian Hàng Trống thể hiện sự giao thoa giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo Mẫu; mang thẩm mĩ của dân thị thành. Ván khắc tranh chỉ có một văn nét với đường nét thanh mảnh, trau chuốt, tinh tế. Tranh in nét trước, sau khi có nét, | mới bắt đầu được tô màu bằng bút lông hoặc bút thép. Màu sắc trong tranh tươi sáng, rực rỡ, có độ đậm nhạt của màu. Các màu được sử dụng vẽ tranh ngoài màu tự nhiên còn có thêm màu lam và màu hồng đã làm nên nét đặc trưng riêng của tranh Hàng Trống. Các tác phẩm tranh Hàng Trống luôn rực rỡ, cuốn hút nhưng cũng rất tao nhã. | Tranh dân gian là tài sản quý báu của nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam mà chúng ta cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều, soạn mới giáo án mĩ thuật 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án mĩ thuật 7 cánh diều Bài 7: Tìm Hiểu Nghệ Thuật Tạo Hình Trung Đại Việt Nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 7: Tìm Hiểu Nghệ Thuật Tạo Hình Trung Đại Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án mĩ thuật 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận