Tải giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 13: thiết kế logo

Giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 13: thiết kế logo được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo.

BÀI 13: THIẾT KẾ LOGO

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-       Biết được ý nghĩa của logo.

-       Hiểu được cách thiết kế logo đơn giản.

-       Thực hiện thiết kế được mẫu logo từ con vật, hình hoặc chữ theo ý thích.

-       Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.

2. Năng lực

- Năng lực mĩ thuật:

·      Biết: Nhận biết được tên một số mẫu logo, huy hiệu; xác định được ngôn ngữ, màu sắc, đường nét và hình ảnh trong logo.

·      Hiểu: Trình bày được ý tưởng thiết kế một logo theo ý thích, nắm được quy trình thực hành; Nhận xét được sản phẩm của HS và các bạn khác.

·      Vận dụng: Thể hiện ý tưởng, thiết kế được một logo đơn giản bằng cách sử dụng chữ hoặc mô phỏng hình dáng con vật; Vận dụng được kiến thức, sản phẩm của bài học vào cuộc sống.

Năng lực chung:

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng chữ một cách sáng tạo.

·      Tự chủ và tự học:sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.

·      Giao tiếp và hợp tác: cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm; khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,… sản phẩm.

3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và bồi dưỡng cho HS những phẩm chất như:  đức tính kiên trì, chăm chỉ, biết giữ gìn và trân trọng sản phẩm mĩ thuật thông qua một số hoạt động và biểu hiện chủ yếu sau:

-       Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, thực hành đầy đủ, tích cực tham gia hoạt động học tập, sáng tạo sản phẩm.

-       Thẳng thắn đóng góp ý kiến và xây dựng bài; phê phán các hành vi không phù hợp trong học tập và trong cuộc sống.

-       Giữ gìn và bảo vệ sản phẩm mĩ thuật của mình làm ra, luôn tôn trọng sản phẩm và sự sáng tạo của bạn cũng như người khác.

-       Bước đầu hiểu và có ý thức tôn trọng bản quyền thương hiệu, không vi phạm thương hiệu sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 7, sách điện tử, kế hoạch dạy học, giáo án điệu tử, hình minh họa.

-       Giấy, bút chì, bút màu, thước kẻ,…

2. Đối với học sinh

-       SGK Mĩ thuật 7, Vở thực hành Mĩ thuật 7.

-       Họa phẩm, màu vẽ, bút, giấy, bút chì, bút màu, thước kẻ,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV tạo hứng thú cho HS giới thiệu bài học, định hướng khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ô chữ bí mật".

c. Sản phẩm học tập: HS hào hứng, nhiệt tình tham gia trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ô chữ bí mật".

GV phổ biến luật chơi: GV chuẩn bị ô chữ, cho HS tìm bốn từ khóa (theo các chiều). GV gợi ý từ khóa gồm 4 chữ cái, có thể đọc từ theo các hướng khác nhau. Mục đích để HS ghi nhớ từ khóa của bài học.

A

B

O

O

L

O

G

O

O

G

O

L

L

O

L

Y

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 HS quan sát ô chữ, suy nghĩ trả lời tìm ra từ khóa.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS xung phong nói từ khóa, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án từ khóa: LOGO

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV kết luận, nhận xét trò chơi và dẫn dắt vào nội dung bài học: Chúng ta chắc chắn đã bắt gặp rất nhiều logo xuất hiện trong cuộc sống thường ngày rồi đúng không nào? Vậy logo có ý nghĩa gì? Cách thiết kế logo đơn giản và thiết kế được mẫu logo từ con vật, hình hoặc chữ yêu thích như thế nào?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13: Thiết kế logo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, gọi tên một số mẫu logo, huy hiệu; xác định được ngôn ngữ, màu sắc, đường nét và hình ảnh trong logo.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình SGK tr.57 và thảo luận để nhận biết được tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của một số mẫu logo.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày đượctên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của một số mẫu logo.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở trang 57 SGK và thảo luận theo gợi ý:

+ Gọi tên những logo mà em đã biết.

+ Chọn một mẫu logo để mô tả khái quát về bố cục, hình dáng và màu sắc.

+ Nói về ý tưởng hoặc thông điệp mà em nhận thấy từ một logo.

+ Kể tên những logo khác mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ quan sát tranh, ảnh và thực hiện theo hướng dẫn ở trang 57 SGK.

- GV tổ chức, quan sát và điều hành HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV tổ chức cho HS báo cáo, chọn từ 2 – 3 HS hoặc từ 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, nhận xét và đánh giá nội dung đã tìm hiểu được của các nhóm: Logo là một dạng kí hiệu hoặc biểu tượng để nhận diện một thương hiệu, một nhãn hàng, một tổ chức. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể gặp các hình thức, thể loại khác gần gũi với logo như phù hiệu, huy hiệu, huy chương,... Logo có thể bao gồm các hình tượng hoặc chữ được cách điệu, khái quát đường nét, mảng khối, màu sắc nhằm đích tạo sự chú ý, dễ nhớ cho người xem.

1. Khám phá

- Những logo mà em biết là:

+ Hình 1: Logo vòng tròn Olympic.

+ Hình 2: Logo Hà Nội.

+ Hình 3: Huy hiệu đội.

+ Hình 4: Logo cá heo.

+ Hình 5: Logo con gà.

- Chọn một mẫu logo để mô tả khái quát về bố cục, hình dáng, màu sắc: Logo vòng tròn Olympic:

+ Bố cục: Bao gồm 5 vòng tròn tạo thành hai hàng với ba vòng tròn ở trên, hai vòng tròn ở dưới.

+ Hình dáng: Hình tròn.

+ Màu sắc: 5 màu khác nhau là xanh dương, vàng, đen, xanh lá, đỏ kết nối với nhau.

- Thông điệp của logo Olympic: Là biểu tượng nối kết của 5 vòng tròn, đại diện cho 5 châu lục tham gia các kỳ Olympic, thể hiện sự liên tục, toàn vẹn của thể giới (trong đó Bắc Mỹ và Nam Mỹ được coi là một khu vực, cùng với châu Phi, châu Úc, châu Á và châu Âu).

+ Một số logo khác mà em biết là: Logo của tổ chức Y tế thế giới WHO, tổ chức UNESCO, ASEAN,…

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều, soạn mới giáo án mĩ thuật 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án mĩ thuật 7 cánh diều Bài 13: thiết kế logo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 13: thiết kế logo . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án mĩ thuật 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận