Tải giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 6: tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới

Giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 6: tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo.

CHỦ ĐỀ: DI SẢN MĨ THUẬT

BÀI 6: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

●     Phân tích được một số yếu tố thẩm mỹ của nghệ thuật trung đại thế giới.

●     Tạo hình trang trí được sản phẩm sử dụng mô típ tạo hình trong nghệ thuật trung đại thế giới

●     Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua một số biểu hiện:

●     Sưu tầm tranh, ảnh về nghệ thuật trung đại thế giới.

●     Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để tạo hình trang trí được sản phẩm sử dụng mô típ nghệ thuật trung đại, cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

●     Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu, hoạ phẩm để thực hành tạo sản phẩm.

- Năng lực mĩ thuật:

·      Nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được giá trị của nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới.

·      Sáng tạo thẩm mĩ: Lên ý tưởng, lựa chọn hình thức thực hành, sáng tạo để tạo hình trang trí.

·      Phân tích, đánh giá thẩm mĩ: Đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua yếu tố và nguyên lí tạo hình nghệ thuật trung đại thế giới.

3. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất như:

·      Nhân ái, trách nhiệm: Biết trân trọng, gìn giữ nghệ thuật của nhân loại.

·      Chăm chỉ: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 7.

-       Tranh, ảnh về nghệ thuật trung đại thế giới (các công trình kiến trúc nổi tiếng, các tác phẩm nghệ thuật đại diện các thể loại, giai đoạn, nền văn hoá, sản phẩm thủ công mĩ nghệ độc đáo,...). Sản phẩm tạo hình khác có sử dụng mô típ trang trí nghệ thuật trung đại thế giới, có thể sử dụng video clip, trò chơi.

2. Đối với học sinh

-       SGK, Vở thực hành Mĩ thuật 7.

-       Màu vẽ, giấy, bút chì.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kể được tên một số công trình, tác phẩm mĩ thuật thế giới, liên hệ với bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng”.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng”. Luật chơi: GV chia lớp thành hai đội chơi. Sau đó trình chiếu một số công trình, tác phẩm mĩ thuật và yêu cầu trong - Thời gian 1 phút, đội nào viết được dùng và nhiều tên công trình, tác phẩm hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS HS thực hiện nhiệm vụ học tập quan sát và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tham gia trò chơi.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV công bố kết quả trò chơi, nhận xét câu trả lời của các đội.

- GV kết luận:

+ Đánh giá việc HS có nêu đúng tên công trình, tác phẩm thuộc giai đoạn lịch sử Mĩ thuật trung đại không.

+ Giới thiệu thêm một số tranh, ảnh công trình nổi tiếng giai đoạn trung đại để nêu bật thành tựu mĩ thuật của giai đoạn đó; đồng thời gợi ý HS tìm hiểu thêm về các công trình, tác phẩm nổi tiếng khác thuộc giai đoạn này.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta cùng vào Bài 6 – Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS phân tích được một số yếu tố tạo hình của nghệ thuật trung đại thế giới qua một công trình kiến trúc, tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, trang trí, đồ hoạ.

b. Nội dung:  GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở trang 23,24 SGK và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: một số yếu tố tạo hình của nghệ thuật trung đại thế giới

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở trang 23 SGK và cho biết:

+ Cửa cổng mái vòm là đặc trưng của phong cách nghệ thuật gì?

+ Phong cách kiến trúc của ngôi đền Ấn Độ giáo có đặc điểm gì?

+ Tranh kính là gì? Tranh kính thường xuất hiện ở đâu?

-  Quan sát những bức tranh ở trang 24 SGK và cho biết:

+ Phân loại các tranh theo nghệ thuật phương Đông và phương Tây.

+ Giới thiệu thêm những bức tranh mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, HS thực hiện nhiệm vụ học tập. GV quan sát, điều hành

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức báo cáo, chia sẻ, thảo luận: chọn từ 2 – 3 HS hoặc từ 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung; đồng thời gợi ý HS chia sẻ thêm hiểu biết về các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, trang trí, thời kì trung đại, liên hệ với địa phương (nếu có thể).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức và kết luận về tranh chân dung.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khám phá

+ Nghệ thuật trung đại thế giới là giai đoạn mĩ thuật kéo dài từ khoảng thế kỉ V cho đến trước khi nghệ thuật Ấn tượng ra đời ở châu Âu. Giai đoạn này đã để lại nhiều thành tựu quý giá trong lịch sử mĩ thuật thế giới.

+ Nghệ thuật trung đại phương Tây nổi bật với chất liệu sơn dầu được cho là do sat em họa sĩ Jan Van Eyck hoàn thiện. Luật phối cảnh xuất hiện và hoàn chỉnh ở thời kì Phục hưng, tạo ra trường phái nghệ thuật mô tả các khối kiến trúc rất chuẩn hơn như mắt nhìn. Tranh ghép mảnh là loại tranh ghép các mảnh gốm/sảnh có màu. Tranh kính nhà thờ là loại tranh vẽ bằng màu mỏng trên kính của các ô cửa sổ để tạo ra bức tranh nhìn thấy từ bên trong. Phong cách kiến trúc Roman, Gotile nổi tiếng với đặc điểm có mái và cửa cuốn cong hình vòm. Giai đoạn này có nhiều hoạ sĩ nổi tiếng như Giotto, Leonardo da Vinci, Raphael, Velasquez, Michelangelo Rembrandt,...

 

+ Nghệ thuật trung đại phương Đông nổi bật với các thể loại tranh thuỷ mặc ở Trung Quốc (loại tranh vẽ mực trên giấy), tranh khắc gỗ ở Nhật Bản (tranh khắc trên ván gỗ và in trên giấy), tranh gốm và thảm trang trí vùng Trung Đông,... Tranh khắc gỗ Nhật Bản còn có ảnh hưởng lớn đến mĩ thuật phương Tây, góp phần tạo n trường phái hội hoa hậu Ấn tượng. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở đền, chùa của các quốc gia đều mang những nét độc đáo riêng và mang đặc trưng riêng của từng quốc gia

+ Nghệ thuật trang trí cũng nổi bật với nhiều kĩ thuật tạo tác đồ gốm sứ độc đáo. Các sản phẩm gốm, sành, sứ được trang trí với các hình vẽ rất chi tiết, cầu kì và đẹp lộng lẫy. Đồ gốm không chỉ là đồ dùng với các tính năng thường thấy mà đã trở thành vật trang trí. Nghệ thuật trang trí trên thảm cũng rất độc đáo, xuất hiện nhiều ở vùng Trung Đông (thảm Ba Tư của người Iran),... Những tấm thảm không chỉ được trang trí hoa văn đơn thuần mà còn thể hiện các câu chuyện lịch sử rất tinh xảo phục vụ cho mục đích trang trí.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều, soạn mới giáo án mĩ thuật 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án mĩ thuật 7 cánh diều Bài 6: tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 7 cánh diều Bài 6: tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án mĩ thuật 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận