Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 9: Thiên Nhiên Châu Phi (3 Tiết)

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Chân trời sáng tạo Bài 9: Thiên Nhiên Châu Phi (3 Tiết)được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

CHƯƠNG 3: CHÂU PHI

BÀI 9: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (3 TIẾT)

 

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

-       Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

●     Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.

- Năng lực địa lí:

●     Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí châu Phi.

●     Đọc được bản đồ tự nhiên và khí hậu châu Phi.

●     Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

●     Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi.

●     Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng về một vấn đề khoa học, đời sống đơn giản ở châu Phi.

3. Phẩm chất

●     Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Phiếu học tập dành cho HS.

-       Bản đồ tự nhiên châu Phi.

-       Bản đồ các đới khí hậu ở châu Phi.

-       Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

-       Một số hình ảnh về cảnh quan các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

-       Các video về đặc điểm các môi trường tự nhiên châu Phi.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Tranh ảnh, video, tư liệu sưu tầm liên quan đến vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về tự nhiên châu Phi và đưa ra các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt vào bài học.

- Khi nhắc đến châu Phi, chúng ta thường nghĩ đến những hoang mạc rộng lớn, khí hậu khô nóng, những khu rừng già, các hồ nước ngọt,… Vậy, châu Phi có vị trí như thế nào? Thiên nhiên châu Phi có những đặc điểm gì nổi bật?

c. Sản phẩm học tập:

- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về châu Phi và đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Các em biết gì về châu Phi?

+ Nhắc đến châu Phi sẽ nhắc đến những gì?

CẢM NHẬN MỘT CHÂU PHI THỰC SỰ Ở TANZANIA – Blog du lịch của Mori    Trèo lên "nóc nhà" của châu Phi

10 quốc gia du lịch lý tưởng nhất châu Phi    30 điểm đến châu Phi nhất định phải đến khi còn trẻ (p1)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ những thông tin về châu Phi dựa vào hiểu biết cá nhân.

+ Châu Phi hay còn được gọi là “lục địa đen”. Lục địa này có khí hậu rất khô hạn, nhiều hoang mạc, sa mạc lớn nhất thế giới được phân bố ở đây.

+ Nhắc đến châu Phi, có thể liên tưởng đến những sa mạc cát mênh mông, những em bé châu Phi còi cọc, không được đến trường, cuộc sống khó khăn của người dân,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khi nhắc đến châu Phi, chúng ta thường nghĩ đến những hoang mạc rộng lớn, khí hậu khô nóng, những khu rừng già, các hồ nước ngọt,… Vậy, châu Phi có vị trí như thế nào? Thiên nhiên châu Phi có những đặc điểm gì nổi bật? Để biết được các đặc điểm tự nhiên nổi bật, vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Phi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 9: Thiên nhiên châu Phi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi

a. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

- Biết cách khai thác bản đồ tự nhiên châu Phi.

b. Nội dung:

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi, nghiên cứu thông tin trong mục 1 và khai thác bản đồ hình 9.1 (SGK tr. 128-129) và trả lời các câu hỏi:

+ Cho biết châu Phi nằm ở những bán cầu nào.

+ Xác định các châu lục, đại dương, biển, vịnh biển xung quanh châu Phi.

+ So sánh diện tích châu Phi với các châu lục khác trên thế giới.

+ Nêu đặc điểm hình dạng của châu Phi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở vị trí địa lí, đặc điểm hình dạng, kích thước châu Phi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, nghiên cứu thông tin trong mục 1 và khai thác bản đồ hình 9.1 (SGK tr. 128-129), sau đó trả lời các câu hỏi:

+ Cho biết châu Phi nằm ở những bán cầu nào.

+ Xác định các châu lục, đại dương, biển, vịnh biển xung quanh châu Phi.

+ So sánh diện tích châu Phi với các châu lục khác trên thế giới.

+ Nêu đặc điểm hình dạng của châu Phi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các cặp đôi nghiên cứu thông tin và bản đồ SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng câu trả lời của HS.

- GV chuẩn kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Phi và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi

- Vị trí:

+ Nằm ở cả 4 bán cầu Bắc, Nam, Đông, Tây.

+ Phần lớn lãnh thổ nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

+ Phía bắc giáp với Địa Trung Hải, qua đó là châu Âu.

+ Phía đông bắc giáp với châu Á ở eo đất Xuy-ê (đã bị cắt bởi kênh đào Xuy-ê) và giáp Biển Đỏ.

+ Phía đông, nam và tây giáp với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương

- Diện tích: hơn 30 triệu km2, là châu lục lớn thứ 3 thế giới.

- Hình dạng: có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời Bài 9: Thiên Nhiên Châu Phi (3 Tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 9: Thiên Nhiên Châu Phi (3 Tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận