Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 1: Thiên Nhiên Châu Âu (3 Tiết)

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Chân trời sáng tạo Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thiên Nhiên Châu Âu (3 Tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng.

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

BÀI 1: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (3 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

-       Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hóa khí hậu.

-       Xác định được trên bản đồ các sông lớn như sông Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga và các đới thiên nhiên.

2. Năng lực

Năng lực chung: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

Năng lực địa lí:

·      Xác định được vị trí địa lí, các dạng địa hình,sông ngòi chính của châu Âu.

·       Đọc được lược đồ tự nhiên, lược đồ khí hậu,biểu đồ khí hậu, các thảm thực vật theo độ caoở dãy An-pơ.

·      Nhận xét sự phân hoá của khí hậu, các đới thiênnhiên ở châu Âu.

·      Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu về thiên nhiên châu Âu.

3. Phẩm chất

·      Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Bản đồ tự nhiên châu Âu.

-       Một số hình ảnh, video về thiên nhiên châu Âu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến thiên nhiên châu Âu và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung:

- GV thiết kế trò chơi “Vòng quanh châu Âu” để HS đoán và trả lời nhanh 10 hình ảnh về các địa danh, thắng cảnh thiên nhiên ở châu Âu.

 - GV giới thiệu cho HS về các mục tiêu bài học.

c. Sản phẩm học tập:

HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát 6 hình ảnh tương ứng với 6 địa danh nổi tiếng ở châu Âu và đưa ra nhiệm vụ: Bằng hiểu biết của mình, em hãy nói tên các địa danh trong ảnh.

Du lịch Châu Âu Du lịch Châu Âu

 

Du lịch Châu Âu Du lịch Châu Âu

 

Du lịch Châu Âu 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát biểu đồ, vận dụng những kiến thức đã biết để đoán tên các địa danh. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời về những địa điểm mình biết.

+ Ảnh 1: Tháp Eiffel (Pháp)

+ Ảnh 2: Thành phố Venice (Ý)

+ Ảnh 3: Thành phố Bilbao (Tây Ban Nha)

+ Ảnh 4: Lisbon (Bồ Đào Nha)

+ Ảnh 5: Thành phố Lofoten (Na Uy)

+ Ảnh 6: Athens (Hi Lạp)

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học:  Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á - Âu, có phần lớn lãnh thổ nằm trong đới ôn hoà. Thiên nhiên nơi đây đẹp như một bức tranh đầy màu sắc. Vậy, thiên nhiên châu Âu có đặc điểm gì nổi bật và phân hoá như thế nào? Để biết được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Âu cũng như những đặc điểm chính về địa hình, khí hậu ở các khu vực của châu lục này, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay - Bài 1: Thiên nhiên châu Âu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu v trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu (thời gian 15 phút)

a. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm vị trí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu.

- Xác định được vị trí lãnh thổ châu Âu trên bản đồ.

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-5 HS/nhóm), đọc thông tin và quan sát bản đồ hình 1.1 (SGK tr.97 - 98), thực hiện các nhiệm vụ học tập để tìm hiểu về v trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu.

c. Sản phẩm học tập: HS xác định được vị trí lãnh thổ châu Âu trên bản đồ; trình bày và ghi được vào vở đặc điểm vị trí, hình dạng, kích thước châu Âu.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 HS/nhóm). Số lượng nhóm tùy thuộc vào số HS trong lớp.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát bản đồ Hình 1.1 (SGK tr.97 – 98) và thực hiện nhiệm vụ: + Em hãy trình bày đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu.

+ Nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu: nằm trong khoảng vĩ độ nào? Thuộc bán cầu nào? Tiếp giáp với những châu lục, đại dương nào?

- GV phát cho mỗi nhóm mốt bản đồ trống, thông báo thời gian để các nhóm điền tên các bán đảo, biển, đại dương tiếp giáp châu Âu ở lược đồ trống.

-  GV gọi ngẫu nhiên thành viên của mỗi nhóm, đưa ra yêu cầu HS xác định trên bản đồ vị trí một số địa điểm:

+ Dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy En-brút, dãy U-ran,…

+ Sông Von-ga, sông Đa-nuýp, sông Rai-nơ,…

+ Đồng bằng Tây Âu, Đông bằng Bắc Âu,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhómnghiên cứu thông tin và quan sát bản đồ Hình 1.1 (SGK tr.97 – 98) ghi nhớ thông tin, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm xác định trên bản đồ trống vị trí các địa điểm, khu vực theo yêu cầu của GV.

Các nhóm nhận xét lẫn nhau, đưa ra ý kiến đóng góp (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức vềvị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ châu Âu.

- GV mời một bạn xung phong lên xác định lại cho cả lớp.

1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu

- Vị trí: Châu Âu là châu lục ở phía tây của lục địa Á - Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 36 độ B đến 71 độ B.

- Hình dạng, kích thước:

+ Châu Âu có diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.

+ Đường bờ biển dài khoảng 43 000 km, bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh. Ngoài ra, châu Âu còn có nhiều đảo và quần đảo.

- Tiếp giáp: 3 mặt giáp biển và đại dương

+ phía bắc giáp Bắc Băng Dương;

+ phía tây giáp Đại Tây Dương;

+ phía nam giáp Địa Trung Hải

+ Phía đông có dãy U-ran (Ural) -  ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời Bài 1: Thiên Nhiên Châu Âu (3 Tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 1: Thiên Nhiên Châu Âu (3 Tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận