Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 13: Phát Kiến Ra Châu Mỹ, Vị Trí Địa Lí Và Phạm Vi Châu Mỹ

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Phát Kiến Ra Châu Mỹ, Vị Trí Địa Lí Và Phạm Vi Châu Mỹ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

BÀI 13: PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI CHÂU MỸ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502).

-       Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

●     Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.

- Năng lực địa lí:

●     Đọc được lược đồ các cuộc hải trình đến châu Mỹ của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô.

●     Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của châu Mỹ.

●     Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502)

●     Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

3. Phẩm chất

Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Bản đồ tự nhiên châu Mỹ.

-       Tranh ảnh, video clip về việc C. Cô-lôm-bộ phát kiến ra châu Mỹ (nếu có).

-       Phiếu học tập (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm, đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung: GV sử dụng tình huống mở đầu SGK tr.140 để đặt vấn đề cho bài học; HS suy nghĩ, đưa ra những dự đoán cho các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập:

- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra những dự đoán.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho đưa ra tình huống đặt vấn đề: Em có bao giờ tự hỏi vì sao châu Mỹ được gọi là “Tân thế giới” và người bản địa châu Mỹ được gọi là người Anh-điêng hay không? Châu Mỹ có vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ như thế nào?

Châu Mỹ gồm những nước nào? Danh Sách các quốc gia

-  GV khuyến khích HS đưa ra những dự đoán.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng những kiến thức đã biết để đưa ra những dự đoán về châu Mỹ. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân.

- GV ghi nhận những câu trả lời của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Châu Mỹ là vùng đất rộng lớn, có vị trí đặc biệt. Nó nằm tách biệt so với các châu lục khác. Do đó, mãi đến cuối thế kỉ XV, châu lục này mới được tìm ra nhờ cuộc thám hiểm của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô. Để tìm hiểu thêm về châu lục đặc biệt này, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát kiến ra châu Mỹ - Tân thế giới

a. Mục tiêu:

- Trình bày được hành trình tìm ra châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô và ý nghĩa của việc phát kiến ra châu Mỹ.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 (SGK tr.140 - 141), sau đó trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở hành trình tìm ra châu Mỹ của C.Cô-lôm-bô và ý nghĩa của việc phát kiến ra châu Mỹ.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục 1 (SGK tr.140 – 141) để tìm hiểu về sự phát kiến ra châu Mỹ.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

Dựa vào hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:

+ Mô tả sự kiện C.Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mỹ.

+ Phân tích hệ quả địa lí – lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502)

- GV giới hạn thời gian thảo luận là 5 phút.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình ảnh SGK để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng bài tập qua phiếu thảo luận nhóm.

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, sau đó hướng dẫn HS đọc mục Em có biết (SGK tr.141) về bản đồ châu Mỹ năm 1507 của

Va-xin-mu-lơ.

1. Phát kiến ra châu Mỹ - Tân thế giới

- Năm 1492-1502, Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hải trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ, ông đã tìm ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê nhưng ông tin vùng đất này thuộc Tây Ấn Độ và cư dân nơi đây là người Ấn.

* Ý nghĩa:

- Phát kiến ra châu Mỹ đã khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.

- Các quốc gia châu Âu tiến hành xâm chiếm lục địa ở châu lục mới, người châu Phi bị đưa đến đây làm nô lệ và người châu Á đến châu Mỹ tìm cơ hội mới, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của châu Mỹ như n

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời Bài 13: Phát Kiến Ra Châu Mỹ, Vị Trí Địa Lí Và Phạm Vi Châu Mỹ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 13: Phát Kiến Ra Châu Mỹ, Vị Trí Địa Lí Và Phạm Vi Châu Mỹ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận