Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 6: Đặc Điểm Dân Cư, Xã Hội Châu Á (2 Tiết)

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Đặc Điểm Dân Cư, Xã Hội Châu Á (2 Tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á (2 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo châu Á.

-       Trình bày được sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á.

2. Năng lực

Năng lực chung:

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giảiquyết vấn đề trong tình huống mới.

·      Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp,chủ động hoàn thành các phần việc được giao.

Năng lực địa lí:

·      Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao, lắng nghe và phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

·      Đọc được bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á.

·      Thu thập được các nguồn tài liệu tin cậy về đặc điểm dân cư, xã hội của châu Á.

3. Phẩm chất

·      Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc, các nền văn hoá trên thế giới.

·       Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.

·      Tìm hiểu các đặc điểm dân cư xã hội, các đô thị lớn ở châu Á.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Phiếu học tập

-       Một số hình ảnh, video về châu Á và câu hỏi định hướng.

-       Giấy A0, bút viết bảng nhóm.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến đặc điểm dân cư, xã hội châu Á và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung:

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, là cái nôi của những nền văn minh lâu đời, những tôn giáo lớn trên thế giới. Vậy dân cư, xã hội của châu Á có những đặc

điểm gì nổi bật? Phân bố dân cư và các đô thị ở châu Á như thế nào?

- GV đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập:

HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Châu Á là một có dân cư đông đúc hay thưa thớt?

+ Theo em, dân cư châu Á sẽ tập trung đông đúc ở khu vực nào?

+ Kể tên một vài tôn giáo ở châu Á mà em biết.

Chính sách dân số của Trung Quốc nhằm ứng phó với già hóa dân số | Tạp chí  Quản lý nhà nước  Giao thông – Wikipedia tiếng Việt

 

một số tôn giáo lớn ở châu Á   Sự thật không thể xuyên tạc | Báo Dân tộc và  Phát triển

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, vận dụng những kiến thức đã biết để trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời các câu hỏi của GV dựa vào hiểu biết cá nhân.

+ Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới với mức gia tăng dân số cao.

+ Một số tôn giáo phổ biến ở châu Á như: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo,…

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, là cái nôi của những nền văn minh lâu đời, những tôn giáo lớn trên thế giới. Vậy dân cư, xã hội của châu Á có những đặc điểm gì nổi bật? Phân bố dân cư và các đô thị ở châu Á như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm dân cư châu Á

1a. Quy mô và cơ cấu dân số

a. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm dân cư châu Á: số dân, cơ cấu dân số, chủng tộc.

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong mục 1a và khai thác bảng số liệu 6.1 (SGK tr.117) và hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: HShoàn thành phiếu học tập về đặc điểm dân cư châu Á.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 HS/nhóm). Số lượng nhóm tùy thuộc vào số HS trong lớp.

 

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong mục 1a và khai thác bảng số liệu 6.1 (SGK tr.117), sau đó thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1:

- Nhận xét sự biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á, giai đoạn 2005 - 2020. Tính mức biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020.

- Nhận xét về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á, giai đoạn 2005 - 2020. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á biến động theo xu hướng nào?

- Nhận xét về cơ cấu dân số theo giới của châu Á. Cơ cấu dân số theo giới của châu Á có tác động gì đến các vấn đề xã hội?

- Dân cư châu Á bao gồm những chủng tộc nào?

Bảng 6.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á (không tính số dân của Liên bang Nga), giai đoạn 2005-2020

Năm

Nhóm tuổi

2005

2010

2015

2020

0 -  14 tuổi

27,6

25,9

24,6

23,5

15 – 64 tuổi

66,1

67,4

67,9

67,6

65 tuổi trở lên

6,3

6,7

7,5

8,9

(Phiếu học tập ở phần cuối bài)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin trong mục 1a và khai thác bảng số liệu 6.1 (SGK tr.117), thảo luận để hoàn thành phiếu bài tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp phần thảo luận của nhóm mình.

Các nhómkhác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, kiểm tra mưc độ hoàn thành nhiệm vụ qua phiếu thảo luận nhóm. Đánh giá thái độ, tinh thần làm việc của HS.

- GV chuẩn kiến thức vềquy mô và cơ cấu dân số châu Á.

1. Đặc điểm dân cư

a. Quy mô và cơ cấu dân số

- Năm 2020, số dân của châu Á là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga), chiếm gần 60% số dân thế giới.

- Hai quốc gia đông dân nhất châu Á là Trung Quốc (1,44 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỉ người).

- Thời gian gần đây, tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Á đang có xu hướng giảm, chỉ còn 0,86% vào năm 2020.

- Có cơ cấu dân số trẻ. Mốt số quốc gia đang trong xu hướng già hóa dân số: Hàn Quốc, Trung Quốc,…

- Cơ cấu dân số theo giới: tỉ lệ nam cao hơn nữ trong tổng số dân.

- Dân cư gồm nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it (Mongoloid), Ơ-rô-pê-ô-it (Europeoid), Ô-xtra-lô-it (Australoid),... với nền văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 chân trời Bài 6: Đặc Điểm Dân Cư, Xã Hội Châu Á (2 Tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CTST Bài 6: Đặc Điểm Dân Cư, Xã Hội Châu Á (2 Tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận