Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CD Chủ đề chung 1

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Cánh diều Chủ đề chung 1 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

CHỦ ĐỀ CHUNG 1: CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ THẾ KỈ VX - XVI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-       Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí tiêu biểu.

-       Mô tả được các cuộc đại phát kiến địa lí: C.Cô-lôm-bô (Cri-xtốp Cô-lôm-bô) tim ra châu Mỹ (1492 – 1502), Ph. Ma-gien-lăng (Phơ-na-dô-dê Ma-gien-lắng) đi vòng quanh Trái Đất (1519 – 1522)

-       Phân tích được những tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử nhân loại.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●     Giao tiếp và hợp tác: vận dụng kiến thức,  kỹ năng để đánh giá tác độn của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: làm việc nhóm tìm hiểu nội dung hai cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI.

- Năng lực riêng:

●     Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Mô tả các cuộc đại phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng.

●     Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Sử dụng lược đồ, tranh ảnh, tư liệu để giải thích nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí tiêu biểu.

3. Phẩm chất

-       Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động

-       Khâm phục, trân trọng giá trị của lao động và sự sáng tạo của con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Lược đồ hành trình các cuộc đại phát kiến địa lí treo tường hoặc file trình chiếu.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến các cuộc đại phát kiến địa lí (nếu có).

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới

b. Nội dung:

- GV chiếu cho HS quan sát bức tranh hình 1.1 (SGK) và đặt câu hỏi gợi mở dẫn dắt vào bài học mới.

- HS tập trung quan sát và mô tả bức tranh.

c. Sản phẩm học tập:

- HS quan sát và mô tả bức tranh.  

- Sự tò mò, hứng thú của HS với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV chiếu hình ảnh bức tranh 1.1 (SGK tr.155) cho HS quan sát:

Hình 1.1. Tàu Ca-ra-ven (tranh vẽ)

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Các em hãy mô tả con tàu Ca-ra-ven trong bức tranh.

- GV giới thiệu thông tin về con tàu: Tàu Ca-ra-ven là loại tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn. Trong những thế kỉ XV – XVI, các nhà thám hiểm châu Âu đa dùng loại tàu này để vượt đại dương trong các cuộc phát kiến địa lí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào sự quan sát của bản thân để mô tả bức tranh.

- GV ghi nhận những đóng góp của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả quan sát.

- GV khuyến khích các HS còn lại nêu ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy các cuộc phát kiến địa lí có nguyên nhân, điều kiện, nội dung và tác động như thế nào, chúng ta hãy cùng nghiên cứu bài học hôm nay – Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc đại phát kiến địa lí

a. Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí

b. Nội dung:

GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 (SGK tr.155-156) để tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí

GV sử dụng phiếu học tập hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

●     Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các cuộc đại phát kiến địa lí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình lược đồ 1.1, hình 1.2 – 1.4, thảo luận và rút ra nhận xét qua các câu hỏi gợi mở: Giải thích nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí.

+ Phân tích rõ sự phát triển của nền sản xuất thời hậu kì trung đại đã dẫn tới nhu cầu tìm kiếm thị trường như thế nào?

+ Giải thích tại sao châu Á lại đáp ứng tốt những yêu cầu của thị trường thương nhân Tây Âu.

+ Giải thích rõ những việc làm của người Thổ ở khu vực Trung Á đã gây khó khăn cho thương nhân Tây Âu sang buôn bán ở châu Âu như thế nào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin SGK.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc đại phát kiến địa lí.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhật xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về nguyên nhân của các cuộc đại phát kiến địa lí.

●     Nhiệm vụ 2: Phân tích những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí trong lịch sử.

- GV cho HS cả lớp làm việc cá nhân, gấp SGK lại và nêu một số tình huống giả định: Các em hãy đóng vai là một nhà hàng hải Tây Âu sống ở thế kỉ XV – XVI và chuẩn bị tiến hành các cuộc thám hiểm bằng đường biển thì em cần những yếu tố gì? Vì sao?

- GV yêu cầu HS mở SGK và nghiên cứu nội dung để hoàn thành nhiệm vụ học tập bằng cách hoàn thành phiếu học tập:

Những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí

Tác động

1. Tàu Ca-ra-ven

 

2. La bàn

 

3…………………………

 

4………………………….

 

5………………………….

 

6………………………….

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS trình bày quan điểm của mình.

- GV gọi một số HS báo cáo kết quả phiếu học tập trước lớp.

- GV cho các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) và chốt ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chiếu đáp án và thu phiếu học tập của HS (trước khi chữa) để đánh giá thường xuyên kết quả học tập của HS.

- GV phân tích thêm: thuyết Nhật tâm có tác động lớn đến hành rình của một số cuộc đai phát kiến địa lí sau này (Cô-lô-bô và Ma-gien-lăng).

1. Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc đại phát kiến địa lí

- Nguyên nhân:

+ Do nhu cầu phát triển của sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới => Cuối TK XV – Đầu TK XVI, thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao dổi buôn bán với các nước ở châu Á.

+ Từ TK XV: con đường giao lưu buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Điều kiện:

+ Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đi tìm những con đường mới sang châu Á.

+ Có quan niệm mới về đại dương, Trái Đất (thuyết Nhật tâm)

+ Vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất.

+ Sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn

+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 cánh diều, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 cánh diều Chủ đề chung 1
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CD Chủ đề chung 1 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận