Danh mục bài soạn

Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CD Bài 7: Văn Hóa Trung Quốc

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 Cánh diều Bài 7: Văn Hóa Trung Quốc được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử và địa lý chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 7: VĂN HÓA TRUNG QUỐC

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

HS học sẽ:

-       Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (nho giáo, sử học, kiến trúc,…)

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua khai thác tư liệu về thành tựu văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX và bước đầu đánh giá sự phát triển và ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

●     Giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm và trao đổi, thảo luận để tìm hiểu về nền văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

-       Năng lực lịch sử:

●     Tìm hiểu lịch sử: thông qua giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

●     Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc sử dụng tư liệu, khai thác thông tin, quan sát kênh hình để giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chính của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX trên các lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng, văn hóa, sử học, nghệ thuật, khoa học và kĩ thuật.

3. Phẩm chất

-       Giáo dục ý thức trân trọng giá trị lao động, sự sáng tạo của con người và giá trị của di sản văn hóa nhân loại.

-       Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy thành tựu văn hóa chung của nhân loại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài Văn hóa Trung Quốc.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Tử Cấm Thanh; HS quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày một số hiểu biết về di tích Tử Cấm Thành của Trung Quốc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS hình ảnh di tích Tử Cấm Thành và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em có biết di tích Tử Cấm Thành không?

+ Công trình được xây dựng vào triều đại nào của Trung Quốc?

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời: Tử Cấm Thành từng là hoàng cung và nơi cư trú mùa đông của các Hoàng đế Trung Hoa từ thời nhà Minh (bắt đầu từ Vĩnh Lạc Đế) tới cuối thời nhà Thanh, từ năm 1420 đến năm 1924. Đây vừa là nhà của các Hoàng đế cùng gia đình, vừa là trung tâm nghi lễ và chính trị của chính phủ Trung Quốc trong suốt 500 năm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Dân tộc Trung Hoa có một lịch sử lâu đời, trải qua hàng nghìn năm với nhiều triều đại nối tiếp nhau trong thời phong kiến. Có triều đại đạt được sự toàn thịnh trên các mặt chính trị, kinh tế; có triều đại sớm suy vong. Song các triều đại đó đã có những đóng góp to lớn vào nền văn minh chung của đất nước này, có ảnh hưởng đến những quốc gia lân cận và toàn nhân loại, nhất là về văn hoá. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá nền văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Chúng ta cùng vào Bài 7: Văn hóa Trung Quốc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu về Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát các Hình 7.1, 7.2 SGK để trả lời câu hỏi: Hãy giới thiệu và nhận xét về một số tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những thành tựu chủ yếu về Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát các Hình 7.1, 7.2 SGK tr. 24 và trả lời câu hỏi: Hãy giới thiệu và nhận xét về một số tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

 

 

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi: Khai thác mục Em có biết và Hình 7.2 để biết được người sáng lập ra Nho giáo và thấy được vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị ở Trung Quốc.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN − 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một triết gia, nhà giáo dục và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất.

+ Khổng Tử là người có học thức uyên bác và sáng lập ra Nho giáo. Học thuyết của ông đề cao đạo đức, lòng nhân ái, sự công bằng và yêu thương mọi người. Nho giáo tạo ra một hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến và trở thành hệ tư tưởng chính thống tồn tại trong lịch sử phong kiến Trung Quốc hơn 2 000 năm.

+ Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác.

 

- GVyêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến?

(Gợi ý: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát các Hình 7.1, 7.2 SGK tr. 24 và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những thành tựu chủ yếu về Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận: Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc, Phật giáo tiếp tục thịnh hành nhất dưới thời Đường. chuyển sang nội dung mới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

- Nho giáo:

+ Là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc.

+ Thời Tùy, Đường, các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính.

+ Thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.

- Phật giáo, Đạo giáo:

+ Đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Trung Quốc.

+ Dưới thời Đường, Phật giáo thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Lịch sử và địa lý 7 cánh diều, soạn mới giáo án lịch sử và địa lý 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử và địa lý 7 cánh diều Bài 7: Văn Hóa Trung Quốc
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án lịch sử và địa lý 7 CD Bài 7: Văn Hóa Trung Quốc . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận