Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 7. Thông tin nghề nghiệp - HĐGD

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 7. Thông tin nghề nghiệp - HĐGD được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

*Nhiệm vụ 1. Lắng nghe bài hát “Khúc ca người giáo viên”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cùng nghe bài hát về nghề nghiệp “Khúc ca người giáo viên”, sáng tác Bùi Anh Tú.

https://www.youtube.com/watch?v=6Q8KUFHQRxk

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chú lắng nghe nội dung và âm điệu bài hát.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét đánh giá.

*Nhiệm vụ 2. Giới thiệu chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu chủ đề, tranh chủ đề “Thông tin nghề nghiệp”

A picture containing text

Description automatically generated

Gợi ý:

·      Tranh chủ đề đề cập đến các nghề: nhạc sĩ, hướng dẫn viên du lịch, nhiếp ảnh gia, công an, đầu bếp.

·      Mỗi chúng ta có phẩm chất, năng lực khác nhau -> Mỗi người sẽ phù hợp với một hoặc một số nghề nhất định.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chú lắng nghe và tiếp thu

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét đánh giá, dẫn dắt vào nội dung chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

a. Mục tiêu: HS biết được các nhóm nghề nghiệp khác nhau ở địa phương và yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề này.

b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:

·      Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

·      Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương

c. Sản phẩm: HS nắm bắt và biết được các thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doạnh, dịch vụ ở địa phương.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích về 3 nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

+ Sản xuất là toàn bộ các hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của dân cư và xã hội. Những hoạt động đó người khác phải làm thay được và phải được pháp luật của quốc gia thừa nhận.

+ Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

+ Dịch vụ là sản phẩm kinh tế gồm những công việc dưới dạng lao động thể lực, khả năng tổ chức, quản lí, kiến thức và kĩ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của tổ chức, cá nhân.

- GV chia lớp thành các nhóm liệt kê các nghề nghiệp hiện có ở địa phương theo 3 nhóm nghề: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

- HS hoạt động theo nhóm, xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết xem nhóm nào liệt kê được nhiều nghề nghiệp nhất và nhóm nghề nào được HS liệt kê nhiều nhất.

 

*Nhiệm vụ 2. Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm hiểu yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương như ví dụ trong SGK, trang 60 (tên nhóm nghề, công việc đặc trưng, yêu cầu về trình độ, nhu cầu tuyển dụng, nơi làm việc,...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoat động theo nhóm, trao đổi, đóng góp ý kiến thống nhất ý kiến về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề. Các HS khác có thể bổ sung thông tin.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

1. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

* Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

- Hoạt động sản xuất: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản; trồng cây ăn quả; trồng rau; trồng hoa, làm đồ gỗ; làm đồ thủ công, mây tre đan, hàng mã;...

- Hoạt động kinh doanh: bán hàng tạp hoá; buôn bán nông sản; kinh doanh quần áo, phụ kiện thời trang, bán đồ điện tử, bán đồ gia dụng, buôn bán ở chợ;...

- Hoạt động dịch vụ: dịch vụ du lịch; tổ chức tiệc cưới, chụp ảnh; vận chuyển hàng hoá; sửa chữa ô tô, xe máy; chăm sóc khách hàng,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương

(Ví dụ mẫu cuối hoạt động)

 

=> Kết luận chung: Khám phá nghề nghiệp giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về sự đa dạng ngành nghề ở địa phương. Điều này rất quan trọng để hình thành sự quan tâm nghề nghiệp. Các em hãy tích cực tham gia hoạt động này nhiều hơn nữa.

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều Chủ đề 7. Thông tin nghề nghiệp - HĐGD
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 7. Thông tin nghề nghiệp - HĐGD . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận