Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 3: tư duy phản biện và tư duy tiêu cực - HĐGD

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 3: tư duy phản biện và tư duy tiêu cực - HĐGD được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.

b. Nội dung: GV đưa ra một vấn đề và yêu cầu HS thảo luận tranh biện đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề đó.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra một vấn đề và yêu cầu HS thảo luận tranh biện đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề đó.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức tranh biện

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện một số HS đứng lên trình bày về ý kiến của mình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét

- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung của chủ đề 3

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu tư duy phản biện

a. Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện và các bước hình thành tư duy phản biện.

b. Nội dung:

- Xác định biểu hiện của tư duy phản biện

- Thảo luận các bước hình thành tư duy phản biện

c. Sản phẩm: biểu hiện và các bước hình thành tư duy phản biện

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Xác định biểu hiện của tư duy phản biện.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV viết/in ra thẻ màu các biểu hiện của tư duy phản biện (số thẻ đủ dùng cho các nhóm trong lớp), hoặc dùng PowerPoint trình chiếu các biểu hiện của tư duy phản biện lên bảng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đề nghị HS thảo luận để xác định biểu hiện nào thuộc về tư duy phản biện.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm chia sẻ kết quả lựa chọn của mình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và chốt lại các biểu hiện của tư duy phản biện.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận các bước hình thành tư duy phản biện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Vẽ lên giấy A0 4 bước chính của việc hình thành tư duy phản biện.

- Tổ chức cho các nhóm cùng thảo luận về từng bước cụ thể, bằng cách trả lời câu hỏi:

+ Chọn một vấn đề để phản biện. Nêu ví dụ cụ thể của từng bước.

+ Bước nào là quan trọng nhất?

+ Mỗi bước cần có lưu ý gì khi thực hiện? + Có bước nào có thể bỏ qua không? Vì sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và kết luận:

+ Tư duy phản biện được nhận biết thông qua các biểu hiện khác nhau ở mỗi cả nhân. Một số biểu hiện chính là: có chính kiến, có khả năng phân tích và tổng hợp. xem xét các phương án khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề, đánh giá kĩ thông tin trước khi kết luận, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, đặt nhiều câu hỏi, sẵn sàng thay đổi góc nhìn,..

+ Hình thành tư duy phản biện đòi hỏi những bước thực hiện cụ thể mà mỗi chúng ta phải rèn luyện mới đạt được.

1. Tìm hiểu tư duy phản biện

- Biểu hiện của tư duy phản biện:

+ Có chính kiến;

+ Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin;

+ Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận;

+ Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn;

+ Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề;

+ Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm;

+ Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Các bước hình thành tư duy phản biện

- Mỗi bước trong quá trình hình thành tư duy phản biện đều có vai trò, ý nghĩa riêng, không thể thiếu trong quá trình hình thành tư duy phản biện của mỗi người. Vì vậy, không có bước nào có thể bỏ qua. Tuy nhiên, ở mỗi người có thể có thể mạnh khác nhau: Có người có thể mạnh ở việc thu thập thông tin, dữ liệu, nhưng cũng có người chỉ mạnh việc thể hiện quan điểm cá nhân bằng lời nói, hành động cụ thể,.... Bước nào mà bản thân còn hạn chế thì cần tập trung rèn luyện nhiều hơn.

+ Bước 1: Xác định vấn đề cần phản biện. Cần tập thói quen thường xuyên đặt câu hỏi, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi đặt câu hỏi, đưa ra các giả định, chúng ta sẽ nhìn nhận ra được điểm chưa hợp lí để phản biện.

+ Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan. Để lập luận tốt, chúng ta cần tìm hiểu thông tin về vấn đề mình cần phản biện. Việc trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về nhiều lĩnh vực cần được thực hiện thường xuyên, trở thành thói quen. Tập thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thi minh luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác nhằm thuyết phục được người khác.

+ Bước 3: Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá. Khi phân tích, tổng hợp thông tin và đánh giá cần khách quan, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hoặc đặt cái tôi quá cao khi nhìn nhận một vấn đề. Các lập luận đưa ra cần logic, chặt chẽ, thuyết phục.

+ Buổi 4: Thể hiện quan điểm cá nhân. Ở bước này, chúng ta cần thể hiện chính kiến của bản thân, nhưng với thái độ tích cực, cầu thị, mang tính xây dựng không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kĩ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kĩ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Khi thể hiện quan điểm cả nhân, cần có lí lẽ, dẫn chứng chính xác, logic, cụ thể, có sức thuyết phục.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều Chủ đề 3: tư duy phản biện và tư duy tiêu cực - HĐGD
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 3: tư duy phản biện và tư duy tiêu cực - HĐGD . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận