Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 5. EM GIỮ LỜI HỨA

Giáo án Đạo đức 3 Kết nối tri thức BÀI 5. EM GIỮ LỜI HỨA được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: GIỮ LỜI HỨA

BÀI 5. EM GIỮ LỜI HỨA (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.

- Biết vì sao phải giữ lời hứa.

- Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể.

- Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình vớ lời nói, hành động không giữ lời nói.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù : Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi.

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực tự chủ, tự học.

  1. Phẩm chất:

- Góp phần hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT đạo đức 3.
  • Thiết bị dạy học:
  • Các video clip liên quan đến trách nhiệm giữ lời hứa.
  • Tranh, hình ảnh về nội chung trách nhiệm giữ lời hứa.
  • Máy chiếu đa năng, máy tính.... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu : SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hát HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn nục đạo đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: Hãy chuyền bóng theo lời bài hát. Khi bài hát dừng lại, quả bóng dừng ở tay HS nào thì HS đó nói về lời hứa của mình và cho biết đã thực hiện hay chưa.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chuyền bóng theo bài hát. Khi bài hát dừng lại, quả bóng ở tay HS nào thì HS đó trả lời 2 câu hỏi:

+ Em đã từng hứa điều gì?

+ Em đã thực hiện lời hứa đó hay chưa?

- GV cho thời gian HS chuyền bóng theo bài hát.

- GV tổ chức cho HS chuyền bóng và chia sẻ về việc thực hiện lời hứa

- GV tổng kết, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.

a. Mục tiêu: HS biết được vai trò, lợi ích của việc giữ lời hứa.

b.Nội dung: HS kể chuyện theo tranh trong SGK trang 27 và trả lời câu hỏi.

c. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.

- GV cho thời gian HS quan sát tranh, kể chuyện và trả lời 2 câu hỏi:

a. Việc cậu bé quay lại trả tiền thừa cho người đàn ông thể hiện điều gì?

b. Việc làm đó mang lại lợi ích gì?

- GV mời 1 – 2 HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra vai trò của việc giữ lời hứa: Giữ lời hứa sẽ có được sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người xung quanh.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.

b. Nội dung: HS quan sát tranh trong SGK trang 28 và trả lời câu hỏi.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 28 và trả lời câu hỏi: Theo em, đâu là biểu hiện của việc giữ lời hứa?

- GV cho thời gian, HS chọn hình ảnh phù hợp theo suy nghĩ bản thân.

- GV mời 2 – 3 bạn HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 3. Thảo luận nhóm

a. Mục tiêu: HS biết được những lợi ích của việc giữ lời hứa.

b. Nội dung: Hãy thảo luận nhóm về lợi ích của việc giữ lời hứa.

c. Cách thức thực hiện:

- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Việc giữ lời hứa sẽ mang lại điều gì cho em và mọi người xung quanh em?

- GV cho thời gian HS thảo luận về lợi ích của việc giữ lời hứa.

- GV mời đại diện nhóm phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết những câu trả lời phù hợp nhất.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến

a. Mục tiêu: HS thể hiện được thái độ đồng tình với việc làm giữ lời hứa và không giữ lời hứa với việc làm không giữ lời hứa.

b. Nội dung: Hãy thể hiện ý kiến của em với việc làm trong SGK trang 29.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc các việc làm và bày tỏ ý kiến

- GV cho thời gian HS đọc các việc làm và bày tỏ ý kiến:

a. Thanh hay hứa với bạn bè nhưng lại rất hay quên.

b. Giang mang tặng Hoàng các tờ giấy thủ công như đã hứa.

c. Hậu giữ lời hứa với cô giáo đi học đúng giờ.

- GV mời 1 – 2 HS phát biểu ý kiến cá nhân.

- GV nhận xét, tổng hợp những ý kiến phù hợp.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp với việc giữ lời hứa.

b. Nội dung: Đọc tình huống trong SGK trang 29 và cho biết cách ứng xử của em.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: Em sẽ ứng xử thế nào trong trường hợp này?

+ Tình huống 1: Sau lần bị sâu răng, em đã tự hứa sẽ không ăn kẹo vào buổi tối và đánh răng thật đều. Tối nay, bé Thảo mang kẹo mà em thích đến rủ em ăn cùng.

Em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2:

Mẹ của Tuân có thói quen tập thể dục buổi sáng. Cuối tuần, Tuân hứa với mẹ: “Từ ngày mai, con sẽ tập thể dục với mẹ. Con sẽ đặt báo thức, mẹ nhé!”.

Chuông đồng hồ báo thức bắt đầu kêu inh ỏi, ngoài trời bắt đầu chớm lạnh. Tuân kéo chăn lên, nhìn đồng hồ và lưỡng lự không muốn xuống giường.

Em sẽ khuyên bạn Tuân như thế nào?

+ Tình huống 3: Hôm nay là Chủ nhật. Em hứa với mẹ sẽ trông nhà. 9 giờ sáng, cả nhóm bạn gọi em đi chơi. Vũ bảo: “Chúng mình chơi ngay ở ngõ, về nhà trước khi bố mẹ cậu về là được mà”.

Em có đi chơi cùng bạn Vũ không? Vì sao?

- GV cho thời gian HS đọc tình huống và tìm cách ứng xử phù hợp.

- GV mời khoảng 2 – 4 HS phát biểu câu trả lời.

 

- GV nhận xét và rút ra những cách ứng xử phù hợp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ về việc giữ lời hứa hoặc không giữ lời hứa

a. Mục tiêu: HS thực hiện giữ lời hứa bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.

b. Nội dung: Chia sẻ về một lần em đã giữ lời hứa hoặc không giữ lời hứa với bạn bè và người thân trong gia đình.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chia sẻ về một lần đã giữ lời hứa hoặc không giữ lời hứa với bạn bè và người thân trong gia đình.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Ghi lại những gì em đã hứa vào cuốn số nhỏ và thực hiện. Sau hai tuần, hãy tự đánh giá xem mình đã giữ lời hứa như thế nào và tự điều chỉnh.

a. Mục tiêu: HS vận dụng và thực hiện giữ lời hứa bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.

b. Nội dung: Hãy ghi lại những gì em đã hứa vào một cuốn sổ nhỏ và thực hiện. Sau hai tuần, hãy tự đánh giá xem mình đã giữ lời hứa như thế nào và tự điều chỉnh.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS ghi lại những gì em đã hứa vào một cuốn sổ nhỏ và nghiêm túc thực hiện.

- GV cho thời gian HS ghi chép cuốn sổ nhỏ theo yêu cầu.

- GV mời 1 – 2 HS xung phong phát biểu những lời hứa và mức độ thực hiện lời hứa như và mức độ thực hiện lời hứa của mình sau 2 tuần.

- GV nhận xét, động viên HS giữ lời hứa trong cuộc sống.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV cho HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 30.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi và nói được những lời hứa của mình.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và kể chuyện theo yêu cầu:

+ HS trả lời được việc cậu bé quay trở lại trả tiền thừa thể hiện cậu là người trung thực và giữ lời hứa.

+ Việc làm này mang lại sự tin yêu từ mọi người xung quanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, nhận diện được biểu hiện của việc giữ lời hứa và trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1: Giữ lời hứa với bản than sẽ không đọc truyện nếu không sắp xếp góc học tập.

+ Tranh 2: Giữ lời hứa với mẹ không được ăn đêm.

+ Tranh 3: Giữ lời hứa tặng quà cho bạn.

+ Tranh 4: Giữ lời hứa hướng dẫn bạn cách chơi.

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS hiểu được việc giữ lời hứa sẽ giúp HS được tin tưởng, trở thành người đáng tin cậy, được mọi người quý mến, làm tăn uy tín bản thân và được mọi người tôn trọng.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và bày tỏ ý kiến:

+ HS trả lời đồng tình với các việc làm: b và c.

+ HS trả lời không đồng tình với việc làm a.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huống, thảo luận và đưa ra cách xử lí phù hợp

 

+ Tình huống 1: HS quyết tâm không ăn kẹo vào ban đêm vì dễ gây sâu răng.

 

 

 

 

 

 

 

+ Tình huống 2: HS sẽ khuyên Tuân giữ lời hứa của mình, kiên trì tập thể dục buổi sáng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tình huống 3: HS sẽ trông nhà và không đi chơi cùng nhóm bạn.

 

 

 

 

 

- HS phát biểu, cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

- HS nói được những hành động giữ lời hứa hoặc không giữ lời hứa với bạn bè và người thân trong gia đình.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện được những việc giũ lời hứa của bản thân.

- HS thực hiện ghi chép theo yêu cầu.

 

- HS phát biểu.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- HS đọc và ghi nhớ.

 

- HS ghi nhớ nhiệm vụ.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 5. EM GIỮ LỜI HỨA . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án đạo đức 3 KNTT. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận