Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 4. EM HAM HỌC HỎI

Giáo án Đạo đức 3 Kết nối tri thức BÀI 4. EM HAM HỌC HỎI được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: HAM HỌC HỎI

BÀI 4. EM HAM HỌC HỎI (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi.

- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi với lứa tuổi của mình.

- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành năng lực phát triển bản thân.

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. Phẩm chất:

- Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu : SGK, SGV, vở BT đạo đức 3.
  • Thiết bị dạy học :
  • Các video clip liên quan đến tinh thần ham học hỏi.
  • Tranh, hình ảnh về nội dung tinh thần ham học hỏi.
  • Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu : SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức để kích thích nhu các tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung:  HS lắng nghe bài hát Mẹ ơi tại sao? của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên, HS kể ra các câu hỏi mà bạn nhr trong bài hát đã hỏi mẹ.

c. Cách thức thực hiện:

- GV nêu tên bài hát: Mẹ ơi tại sao?

- GV hướng dẫn nhiệm vụ: Đề nghị HS xem clip bài hát Mẹ ơi tại sao? Lắng nghe hoặc hát theo lời bài hát, sau đó yêu cầu HS kể lại các câu hỏi mà bạn nhỏ trong bài hát đã hỏi mẹ. HS kể được nhiều nhất sẽ được phần thưởng từ GV.

- GV tổ chức thực hiện trò chơi: GV để HS tập trung lắng nghe và hát theo lời bài hát trong vòng khoảng 5 phút.

 

 

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất và dẫn nhập vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là ham học hỏi.

b.Nội dung: Đọc câu chuyện Bác Hồ học tiếng Pháp và trả lời câu hỏi.

c. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? Việc làm đó thể hiện điều gì?

 

 

 

 

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện của việc ham học hỏi.

b. Nội dung: Tìm ra được các biểu hiện của việc ham học hỏi và biểu hiện của việc không ham học hỏi của các bạn trong tranh.

c. Cách thức thực hiện:

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Việc làm của bạn nào trong tranh thể hiện việc ham học hỏi và việc làm của bạn nào trong tranh thể hiện việc không ham học hỏi?

- GV cho thời gian HS quan sát tranh và nhận xét các việc làm thể hiện việc ham học hỏi và việc làm thể hiện không ham học hỏi của các bạn trong tranh.

- GV đề nghị HS chia sẻ thêm các biểu hiện khác của việc ham học hỏi.

 

 

 

 

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 3. Nghe Quốc ca và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS biết được lợi ích của việc ham học hỏi.

b. Nội dung: Kể chuyện Chuyện của bạn Bảo theo tranh và thảo luận cùng bạn.

c. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện.

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu các nhóm quan sát tranh, thảo luận, kể lại câu chuyện theo tranh và trả lời các câu hỏi:

a. Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao?

b. Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì?

- GV cho HS thời gian làm việc nhóm và quan sát, hướng dẫn, gợi mở thêm cho HS (nếu cần).

 

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến

a. Mục tiêu: HS thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với các hành vi, biểu hiện về việc ham học hỏi và không ham học hỏi của người khác

b. Nội dung: Hãy bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình của em với các tình huống trong SGK.

c. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm học tập.

- GV yêu cầu các nhóm đọc tình huống và thể hiện ý kiến: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào dưới đây? Vì sao?

a. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.

b. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.

c. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.

d. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS đưa ra cách ứng xử phù hợp với việc ham học hỏi của bản thân.

b. Nội dung: Đọc tình huống trong SGK và cho biết cách ứng xử của em.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống này?

+ Tình huống 1: Trong khi các bạn hào hứng chia sẻ, thảo luận nhóm, Minh và Hoàng vẫn say sưa bàn luận về bộ phim hoạt hình đã xem tối qua.

Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Cô giáo yêu cầu em về nhà sưu tầm truyện kể về một tấm gương ham học hỏi trong lịch sử Việt Nam.

Em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này?

- GV cho thời gian HS đọc tình huống và tìm cách ứng xử phù hợp.

- GV mời 2 – 4 HS đưa ra cách ứng xử cho từng tình huống trên.

- GV nhận xét và rút ra những cách ứng xử phù hợp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ việc ham học hỏi của bản thân

a. Mục tiêu: Nêu được những hoạt động em đã làm để thể hiện việc ham học hỏi của bản thân.

b. Nội dung: Đưa ra được những hoạt động em đã làm để thể hiện việc ham học hỏi của bản thân và chia sẻ với mọi người.

c. Cách thức thực hiện:

- Dựa vào các biểu hiện của việc ham học hỏi, GV yêu cầu HS kể lại một hành động thể hiện việc ham học hỏi, cách thức thực hiện, kết quả của hoạt động đó.

- GV cho HS thời gian để chuẩn bị.

- GV mời 2 – 3 HS xung phong chia sẻ.

- GV nhận xét, động viên HS tích cực rèn luyện tính ham học hỏi để phát triển bản thân.

Hoạt động 2: Đọc một cuốn sách mà em yêu thích và ghi lại vào sổ tay những điều đã học được từ quyển sách ấy

a. Mục tiêu: Rèn luyện tính ham học hỏi cho HS thông qua việc đọc sách.

b. Nội dung: HS đọc một cuốn sách yêu thích và ghi lại những điều đã học được từ cuốn sách ấy, có thể chia sẻ lại với bạn bè những điều đã học được.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS sưu tầm và đọc một cuốn sách về lĩnh vực yêu thích, yêu cầu HS ghi lại những điều đã học và chia sẻ với bạn bè.

- GV nêu yêu cầu và cho HS về nhà thực hiện.

- GV yêu cầu HS nộp lại sản phẩm là cuốn sổ nhỏ đã ghi lại được những điều đã học được hoặc GV có thể mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét và khuyến khích HS tích cực đọc sách để nâng cao hiểu biết và rèn luyện tính ham học hỏi của bản thân.

Hoạt động 3: Quan sát môi trường xung quanh và ghi chép lại những điều mới mẻ

a. Mục tiêu: Rèn luyện tính ham học hỏi cho HS thông qua việc quan sát môi trường xung quanh.

b. Nội dung: HS quan sát các hoạt động, sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh và ghi lại những điều mới mẻ đã quan sát được từ hoạt động ấy, có thể chia sẻ lại với bạn bè những điều đã quan sát được. 

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát các hoạt động, sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh và ghi lại những điều mới mẻ đã quan sát được từ hoạt động ấy, có thể chia sẻ lại với bạn bè những điều đã quan sát được.

- GV nêu yêu cầu và cho HS về nhà thực hiện.

- GV yêu cầu HS nộp lại sản phẩm là cuốn sổ nhỏ đã ghi lại được những điều đã quan sát được hoặc GV có thể mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp (nếu được).

- GV nhận xét và khuyến khích HS tích cực quan sát môi trường xung quanh để nâng cao hiểu biết và rèn luyện tính ham học của bản thân.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- GV cho HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 25.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia hoạt động và kể được các câu hỏi mà bạn nhỏ trong bài hát đã hỏi mẹ như: Mẹ ơi tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi? Mẹ ơi tại sao ông trời nhiều mây thế? Tại sao mẹ ơi trời mưa hay nắng?...; Mẹ ơi tại sao trong giấc chiêm bao, ông tiên hiện về ông nói ông cười?...

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời được cách thức mà Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như: Bác học với hai người lính trẻ, học từ sách vở; luôn đặt câu hỏi để biết tên của các đồ vật gọi bằng tiếng Pháp; ghi các từ mới vào mảnh giấy nhỏ và dán ở nơi dễ nhìn thấy để luyện tập; tham gia viết báo và nhờ người khác sửa lỗi để nâng cao kĩ năng viết tiếng Pháp; đọc sách báo bằng tiếng Pháp nhằm trau dồi kiến thức và học tập bằng tiếng Pháp.

- HS trả lời được việc làm đó thể hiện đức tính kiên trì, siêng năng, ham học hỏi của Bác Hồ.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, lắng nghe câu hỏi và thảo luận trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS gọi đúng được các biểu hiện của việc ham học hỏi của các bạn HS ở tranh 1, 2, 3 và việc làm thể hiện không ham học hỏi ở tranh 4.

- HS kể thêm các biểu hiện khác của ham học hỏi như: thường xuyên đặt các câu hỏi đối với các vấn đề chưa rõ; hay quan sát, khám phá các hiện tượng, sự vật xung quanh; luôn tập trung lắng nghe người khác nói;…

- Một vài HS phát biểu câu trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, lắng nghe, thảo luận trả lời câu hỏi.

+ HS kể lại đúng tiến trình của câu chuyện từ tranh 1 đến tranh 4 và thể hiện được trong câu chuyện này: Bảo không phải là người ham học hỏi vì khi gặp bài toán khó, Bảo đã không tham gia thảo luận cùng các bạn và cũng không nhờ sự hướng dẫn của cô giáo. Ngoài ra, Bảo chưa thể hiện được sự kiên trì, quyết tâm dẫn đến không muốn tiếp tục thực hiện bài toán.

+ HS nêu được một số lợi ích của việc ham học hỏi như: thông minh hơn; biết được nhiều điều mới mẻ; đem lại niềm vui; trò chuyện tốt hơn với nhiều người; rèn luyện tính siêng năng, kiên trì,…

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm đọc tình huống, thảo luận để thể hiện ý kiến:

+ HS trả lời đồng tình với hành động của bạn Dũng ở tình huống b, bạn Huệ ở tình huống c và bạn Trúc ở tình huống d vì các bạn có các hành vi thể hiện việc ham học hỏi như: thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp; có thói quen đọc sách và chia sẻ với bạn bè; hay quan sát, lắng nghe các hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

+ HS không đồng tình với bạn Bình ở tình huống a vì bạn Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bải, như vậy bạn sẽ không tiếp thu được bài học.

- HS các nhóm phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- GV đọc tình huống và tìm cách ứng xử phù hợp:

 

+ Tình huống 1: HS có thể nhắc nhở Minh và Hoàng giữ trật tự và tập trung tham gia vào hoạt động thảo luận của nhóm.

+ Tình huống 2: HS sẽ thu xếp thời gian để sưu tầm câu chuyện trong sách, báo hoặc trên mạng internet, có thể nhờ bố mẹ, thầy cô, bạn bè hỗ trợ (nếu cần).

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện kể lại được hoạt động đã làm để thể hiện việc ham học hỏi của bản thân và chia sẻ câu chuyện trước lớp một cách rõ ràng, sinh động, hấp dẫn.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ

 

- HS nộp cuốn sổ nhỏ ghi chép lại những điều mà bản thân đã học được hoặc chia sẻ trước lớp những điều đã học được.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ

 

 

 

- HS nộp cuốn sổ ghi chép lại những điều mà HS đã quan sát được hoặc chia sẻ trước lớp những điều ấy.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- HS đọc và ghi nhớ.

 

- HS ghi nhớ nhiệm vụ.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 4. EM HAM HỌC HỎI . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án đạo đức 3 KNTT. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận