Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 11: EM NHẬN BIẾT QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG

Giáo án Đạo đức 3 Kết nối tri thức BÀI 11: EM NHẬN BIẾT QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 8: TUÂN THỦ QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI 11: EM NHẬN BIẾT QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông thường gặp.

- Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù : Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiể và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. 3. Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. 1. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT đạo đức
  • Thiết bị dạy học:
    • Các video clip liên quan đến nhận biết quy tắc an toàn giao thông.
    • Tranh, hình ảnh về nội dung nhận biết quy tắc an toàn giao thông.
    • Máy chiếu đa năng, máy tính.... (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn nục đạo đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: Mỗi nhóm kể về các quy tắc an toàn giao thông. 

c. Cách thức thực hiện:

- GV nêu tên trò chơi Tìm hiểu các quy tắc an toàn giao thông.

- GV hướng dẫn luật chơi: Mỗi nhóm lần lượt nêu một quy tắc an toàn giao thông. Nhóm nào nêu được nhiều quy tắc hơn sẽ thắng cuộc và nhận được ngôi sao điểm thưởng.

- GV tổ chức thực hiện trò chơi: Mời bất kì thành viên nào trong mỗi nhóm luân phiên nnhau nêu một quy tắc an toàn giao thông.

- GV nhận xét, đánh giá, trao thưởng cho nhóm giảnh chiến thắng và dẫn nhập vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu các quy tắc an toàn giao thông

a. Mục tiêu: HS nêu được một số quy tắc an toàn giao thông cơ bản.

b.Nội dung: HS nêu được các quy tắc an toàn giao thông tương ứng với từng tranh vẽ.

c. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu tên các quy tắc an toàn giao thông trong mỗi tranh.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

- GV khai thác thêm bằng cách đặt yêu cầu: Kể thêm những quy tắc an toàn giao thông khác mà em biết.

 

 

 

 

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời. 

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận

a. Mục tiêu: Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.  

b. Nội dung: Nêu được hậu quả của việc không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông và biết vì sao phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.  

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và mô tả tình huống xảy ra trong tranh 1, 2.

- GV cho HS thời gian suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

a. Việc làm của các bạn trong tranh có thể gây ra hậu quả gì?

b. Vì sao cần phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông?

 

 

 

- GV mời 3 – 5 HS trả lời.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Tìm hành động không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông

a. Mục tiêu: Chỉ ra được hành động tuân thủ quy tắc an toàn giao thông hay không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.  

b. Nội dung: Xác định tranh nào có hành động tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.

c. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm học tập.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong SGK.

- GV mời đại diện các nhóm chỉ ra tranh nào có hành động tuân thủ quy tắc an toàn giao thông hay không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.

- GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp.

Hoạt động 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn

a. Mục tiêu: Đưa ra được lời khuyên cho bạn về quy tắc an toàn giao thông.  

b. Nội dung: Đưa ra được lời khuyên cho bạn về quy tắc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. 

c. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm học tập.

- GV yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong SGK:

Nam nói: “Nhà cậu gần trường thì không cần thiết đội mũ bảo hiểm”.

Bảo đáp: “Mình phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông”.

Nam trả lời: “Nhưng mình cũng có thể không đội mũ khi ít người đi trên đường mà”.

Em sẽ khuyên Nam điều gì?

- GV cho thời gian HS đọc tình huống và đưa ra lời khuyên phù hợp.

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét và rút ra những lời khuyên phù hợp.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: Đưa ra được cách xử lí tình huống phù hợp về quy tắc an toàn giao thông.

b. Nội dung: Đưa ra được cách xử lí tình huống phù hợp khi các bạn chơi bóng trên đường phố.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.

- GV yêu cầu HS mô tả về tình huống xảy ra và giúp bạn Tùng đưa ra cách xử lí tình huống phù hợp.

- GV cho thời gian HS suy nghĩ và tìm ra cách xử lí tình huống phù hợp.

- GV mời 2 – 3 HS đưa ra cách xử lí cho tình huống trên.

- GV nhận xét và rút ra những cách xử lí phù hợp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ tình huống vi phạm quy tắc an toàn giao thông mà em từng chứng kiến

a. Mục tiêu: Nêu được tình huống vi phạm quy tắc an toàn giao thông và tác hại của hành vi vi phạm đó. 

b. Nội dung: Chia sẻ lại tình huống vi phạm quy tắc an toàn giao thông mà HS từng chứng kiến và cho biết tác hại của hành vi vi phạm đó.  

c. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm học tâp.

- GV tổ chức thảo luận nhóm.

- GV hướng dẫn HS viết lại tình huống vi phạm quy tắc an toàn giao thông mà HS từng chứng kiến và cho biết tác hại của hành vi vi phạm đó.  

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

 

- GV nhận xét, tổng hợp những ý kiến phù hợp.

Hoạt động 2: Quan sát thực tế ở cổng trường em hoặc ở nơi công cộng và chia sẻ với thầy cô, bạn cùng lớp

a. Mục tiêu: Quan sát để nhận biết hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông.

b. Nội dung: Quan sát để nhận biết hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông ở cổng trường hoặc nơi công cộng và chia sẻ với thầy cô, bạn bè cùng lớp.

c. Cách thức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS liệt kê các quy tắc an toàn giao thông đã được học.

- GV hướng dẫn HS cách quan sát và ghi lại những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông bằng cách đánh dấu (X) vào các hành vi đó.

- Sau 1 tuần, HS sẽ chia sẻ trước lớp cho GV và bạn bè cùng lớp biết hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông nào mà HS quan sát được nhiều nhất.

- GV nhận xét, động viên HS tích cực tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV cho HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 56.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi, nêu được một số quy tắc an toàn giao thông quen thuộc.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và trả lời được:

+ Tranh 1: Qua đường nơi có vạch kẻ đường.

+ Tranh 2: Thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô.

+ Tranh 3: Mặc áo phao khi đi đò, đi phà,… qua sông.

+ Tranh 4: Đi bộ trên vỉa hè/phần đường dành riêng cho người đi bộ.

 

 

+ Kể một số quy tắc an toàn giao thông khác: thắt dây an toàn trong suốt thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh khi đèn tín hiệu thắt dây an toàn được bật sáng; người tham gia giao thông phai đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng làn đường quy định;…

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sat tranh và mô tả:

+ Tình huống 1: HS qua đường ở nơi không có vạch kẻ đường. Chạy qua trước đầu xe ô tô dù xe ô tô đã phát tín hiệu bằng còi báo. Hành vi này dễ gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

+ Tình huống 2: Tàu hỏa đang chạy trên đường sắt nhưng HS vẫn chở nhau bằng xe đạp băng qua đường sắt, Hành vi này có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng.

+ Ý nghĩa của việc phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông: Thể hiện tôn trọng pháp luật, quỳ trọng sức khỏe, tính mạng của chính bản thân mình và người tham gia giao thông. Việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông sẽ đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng, góp phân xây dựng cuộc sống xã hội ngày càng văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và chỉ ra:

+ Tranh 1: Không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông vì bạn ngồi phía sau không thắt dây an toàn khi đi xe máy.

+ Tranh 2: Không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông vì HS đi bộ ở phần đường bên trái.

+ Tranh 3: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông vì dắt xe đi bộ qua vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

+ Tranh 4: Không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông vì HS ngồi sau xe máy không đội nón bảo hiểm.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huống và đưa ra lời khuyên: Bạn Nam tham gia giao thông bằng xe máy, dù nhà gần trường hay xa trường, đường đông người hay ít người để bắt buộc phải tuân thủ việc đội mũ bào hiểm khi tham gia giao thông. Việc đội mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng của chính bản thân bạn, thể hiện sự văn minh khi tham gia giao thông.

- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

- HS mô tả tình huống xảy ra và xử lí tình huống: Tùng khuyên các bạn không nên chơi đá bóng dưới lòng đường vì rất nguy hiểm cho các bạn, người và phương tiện tham gia giao thông.

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.

- HS viết và chia sẻ được tình huống vi phạm quy tắc an toàn giao thông mà HS đã chứng kiến và nêu được tác hại của hành vi vi phạm đó.

Ví dụ: Tình huống em từng chứng kiến là vượt đèn đỏ; tác hại của hành vi đó là có khả năng gây ra tai nạn giao thông nguy hiểm cho bản thân, người và các phương tiện giao thông khác.

- Đại diện các nhóm trinhg bày kết quả thảo luận trước lớp.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lăng nghe hướng dẫn và thực hiện.

 

- HS thực hiện được nhật kí ghi chép về các hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông thường thấy ở cổng trường hoặc nơi công cộng.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- HS đọc và ghi nhớ.

 

- HS ghi nhớ nhiệm vụ.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 11: EM NHẬN BIẾT QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án đạo đức 3 KNTT. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận