Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 10: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN

Giáo án Đạo đức 3 Kết nối tri thức BÀI 10: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè.

- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi.

  1. 3. Phẩm chất:

- Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. 1. Đối với giáo viên
  • Tài liệu : SGK, SGV, vở BT đạo đức
  • Thiết bị dạy học :
  • Các video clip liên quan đến xử lí bất hòa.
  • Tranh, hình ảnh về nội dung xử lí bất hòa.
  • Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • Tài liệu : SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức để kích thích nhu các tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: HS lắng nghe bài hát Lớp chúng ta đoàn kết và trả lời câu hỏi.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS xem clip bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. HS nghe hoặc hát theo bài hát.  

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Bài hát trên thể hiện điều gì?

- GV mời 3 – 5 HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất, tìm ra HS chiến thắng và dẫn nhập vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách đơn giản để xử lí bất hòa với bạn bè.

b.Nội dung: HS kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. 

c. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:

a. Minh cùng Lam đã làm gì để xử lí bất hòa với các bạn?

b. Theo em, còn cách nào khác để giúp Lan xử lí bất hòa với các bạn?

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 2. Quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách đơn giản để xử lí bất hòa với bạn bè và kể thêm được một số cách xử lí bất hòa khác. 

b. Nội dung: HS tìm ra được cách xử lí bất hòa của các bạn trong tranh và thực hiện theo yêu cầu trong SGK.  

c. Cách thức thực hiện:

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

a. Hãy nêu cách xử lí bất hòa với bạn bè ở các tranh trên?

b. Hãy kể thêm các cách xử lí bất hòa khác mà em biết?

- GV cho thời gian HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

- GV mời HS phát biểu câu trả lời. 

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 3. Nhận xét các cách xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách nên và không nên sử dụng để xử lí bất hòa với bạn bè.

b. Nội dung: HS nhận xét và nêu ý kiến về các cách xử lí bất hòa trong SGK. 

c. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS đọc các cách xử lí bất hòa trong SGK:

a. Khi có bất hòa xảy ra với Minh, Thúy tìm cách chia sẻ với Minh để hai bạn hiểu nhau.

b. Khi xảy ra bất hòa với bạn, Lan chủ động hòa giải.

c. Khi được Huy góp ý vì làm sai, Hằng không lắng nghe mà còn cãi lại.

d. Mỗi lần tức giận, Duy chọn cách im lặng và ra nơi khác, tránh bất hòa nhiều hơn. 

- GV cho thời gian suy ngẫm và nhận xét các cách xử lí bất hòa với bạn bè.

- GV mời HS đưa nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra nhận xét phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến

a. Mục tiêu: HS thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với các cách xử lí bất hòa. 

b. Nội dung: Hãy bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình của em với các cách xử lí bất hòa trong SGK.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc các cách xử lí bất hòa trong SGK và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với các cách xử lí bất hòa nào dưới đây? Vì sao?

a. Im lặng, không cãi nhau, tạm dừng cuộc tranh cãi.

b. Bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân bất hòa để hiểu nhau, cảm thông và bỏ qua cho nhau.

c. Tìm đến thầy cô, cha mẹ và người lớn để giải quyết giúp.

d. Tranh luận đến cùng cho ra lẽ, xem ai đúng, ai sai.

e. Bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách khi đã bất hòa.

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS đưa ra cách ứng xử phù hợp trong việc xử lí bất hòa.

b. Nội dung: Đọc tình huống trong SGK và cho biết cách ứng xử của em.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên?

+ Tình huống 1: Tuấn là nhóm trưởng nên bạn ấy luôn cho rằng mình là người giỏi nhất. Những ý kiến đưa ra trong các cuộc thảo luận nhóm khác với ý kiến của Tuấn đều bị bạn ấy bác bỏ khiến các bạn rất bực.

Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Hoàng và Trang nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học. Linh nhắc nhở, không những hai bạn không nghe mà còn giận Linh.

Nếu là Linh, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 3: Long và Khang va vào nhau khi đang tranh bóng, vì không ai nhường ai nên hai bạn không giữ được bình tĩnh.

Nếu cùng chơi với bạn, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

- GV cho thời gian HS đọc tình huống và tìm cách ứng xử phù hợp.

- GV mời 2 – 4 HS đưa ra cách ứng xử cho từng tình huống trên.

- GV nhận xét và rút ra những cách ứng xử phù hợp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ về việc em bất hòa với bạn

a. Mục tiêu: Nêu được một lần xảy ra bất hòa và vận dụng kiến thức đã học để xử lí bất hòa đó.

b. Nội dung: HS đưa ra được một tình huống xảy ra bất hòa và cách bản thân đã xử lí bất hòa.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS ghi lại một lần xảy ra bất hòa và vận dụng kiến thức đã học để xử lí bất hòa đó lên một tấm bìa màu.

- GV cho thời gian HS hoàn thiện tấm bìa theo yêu cầu.

- GV mời 2 – 3 HS xung phong trình bày sản phẩm.

- GV nhận xét, rút ra những cách xử lí bất hòa hay nhất. 

Hoạt động 2: Giúp bạn xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: HS sẵn sàng giúp bạn xử lí bất hòa.   

b. Nội dung: HS đưa ra được các tình huống đã giúp bạn xử lí bất hòa.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt đông theo nhóm và sắm vai tình huống giúp bạn xử lí bất hòa.

- GV cho thời gian HS hoạt động theo nhóm và sắm vai tình huống giúp bạn xử lí bất hòa.

- GV mời các nhóm trình bày tình huống giúp bạn xử lí bất hòa trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra những cách giúp bạn xử lí bất hòa phù hợp.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức bài học.

- GV cho HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 52.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem clip, lắng nghe và hát theo bài hát.

- HS tích cực xung phong trả lời câu hỏi và nêu được các biểu hiện của lớp học đoàn kết.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, kể chuyện theo tranh và trả lời được:

+ Bạn Minh và bạn Lam tìm đến sự tư vấn và giúp đỡ từ cô giáo để xử lí bất hòa.

+ Một số cách khác để xử lí bất hòa với bạn như trò chuyện thẳng thắn, chủ động hòa giải, tìm hiểu nguyên nhân,…

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

+ HS trả lời được các cách xử lí bất hòa như bình tĩnh và không nóng giận, nhận lỗi và xin lỗi, chủ động hòa giải.

+ HS nêu được một số cách xử lí bất hòa khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và đưa ý kiến:

+ Nhận xét được cách xử lí bất hòa ở câu a, b và d là phù hợp vì đây là những cách chủ động xử lí bất hòa thiện chí và hướng đến giải quyết vấn đề triệt để.

+ Nhận biết được cách xử lí bất hòa ở câu c là chưa phù hợp vì dẫn đến tranh cãi và làm cho bất hòa càng nghiêm trọng hơn.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và trả lời câu hỏi:

+ HS đồng tình với ý kiến a, b, c vì đây là những cách xử lí bất hòa tích cực, hướng đến giải quyết vấn đề bất hòa xảy ra.

+ HS không đồng tình với ý kiến d, e vì đây là những cách làm cho bất hòa trở thành tranh cãi, khó giải quyết và căng thẳng hơn.

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

 

+ Tình huống 1 và tình huống 2: HS có thể tìm dến sự tư ấn và giúp đỡ từ thầy cô giáo hoặc hẹn gặp riêng sau đó và thẳng thắn bày tỏ quan điểm về các hành xử của các bạn.

 

 

 

 

 

+ Tình huống 3: HS có thể can ngăn và tách hai bạn ra, sau đó để hai bạn bình tĩnh lại rồi hòa giải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện được tấm bài ghi cách xử lí bất hòa mà bản thân đã thực hiện.

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thể hiện được tình huống bất hòa và đồng thời đưa ra được cách giúp bạn xử lí bất hòa.

 

- HS trình bày tình huống trước lớp.

 

- HS lắng nghe vầ tiếp thu.

 

 

- HS nhắc lại kiến thức vừa học.

 

- HS đọc và ghi nhớ.

- HS ghi nhớ nhiệm vụ.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 10: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án đạo đức 3 KNTT. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận