Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 2. EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

Giáo án Đạo đức 3 Kết nối tri thức BÀI 2. EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2. EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca, yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoa của đất nước.

- Tự hào được là người Việt Nam.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù : Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội của bản thân

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực tự chủ, tự học.

  1. 3. Phẩm chất:

- Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. 1. Đối với giáo viên
  • Tài liệu : SGK, SGV, vở BT đạo đức
  • Thiết bị dạy học :
  • Các video clip liên quan đến tình yêu quê hương đất nước.
  • Tranh, hình ảnh về nội chung em yêu Tổ quốc Việt Nam.
  • Máy chiếu đa năng, máy tính.... (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • Tài liệu : SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

 

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hát HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn nục đạo đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: Kể tên các tỉnh, thành phố của đất nước Việt Nam.

c. Cách thức thực hiện:

- GV nêu tên trò chơi đi nhanh hơn học sinh lớp 3.

- GV hướng dẫn luật chơi. Chia lớp thành 4 đội chơi (4 tổ). Lần lượt các đội chơi kể tên các tỉnh, thành phố của đất nước Việt Nam, đội nào kể nhiều và chính xác nhất sẽ thắng cuộc.

- GV tổ chức thực hiện trò chơi.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động của các đội và dần nhập vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS thực hiện được hành vi đang khi chào cờ.

b.Nội dung: HS xác định được những hành vi không nghiêm trang khi chào cờ.

c. Cách thức thực hiện

- GV giới thiệu tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu: Hãy chỉ ra những hành vi không nghiêm trang khi chào cờ và nhận ra những hành vi không nghiêm trang.

- GV cho thời gian HS quan sát tranh trang khi chào cờ.

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.

- GV hỏi khắc sâu: Khi chào cờ, em cần phải làm gì?

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.

- GV tổ chức cho HS nhận xét, góp ý, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

-GV mới cùng lúc 3 – 4 HS lên cùng thực hiện thao tác chào cờ đúng

- GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và đưa ra kết luận.

Hoạt động 2: Chọn hành vi đúng

a. Mục tiêu: HS lựa chọn và xác định được những hành vi đang thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước.

b. Nội dung: HS quan sát tranh và xác định được hành vi đúng trong việc thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đồng thời, HS biết đưa ra những lời khuyên đối với những bạn có hành vi chưa đúng trong các bức tranh trên.

c. Cách thức thực hiện:

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu HS thảo luận nhóm quan sát và trả lời câu hỏi:

a. Hành vi nào thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước?

b. Em sẽ nói gì với những bạn có hành vi chưa đúng trong các bức tranh trên.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời.

- GV tổ chức cho các HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS hoạt động tích cực, hiệu quả.

Hoạt động 3. Đọc thông tin và thảo luận

a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam.

b. Nội dung: Đọc thông tin và thảo luận.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận:

a. Tình yêu Tổ quốc của anh Kim Đông được thể hiện qua hành động nào?

b. Em và các bạn cấn làm gì để thể hiện tình yêu Tổ quốc?

- GV mời 1 – 2 nhóm HS phát biểu câu trả lời.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời

Hoạt động 4. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

a. Mục tiêu: HS biết trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của Việt Nam.

b. Nội dung: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

 

a. Các bạn trong tranh thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào?

- GV mời đại diện các nhóm HS phát biểu câu trả lời.

- GV tổ chức cho các nhóm góp ý, bổ sung ý kiến của nhóm bạn.

- GV tổ chức cho các nhóm thực hiện trò chơi tiếp sức: Trong vòng 3 phút, các nhóm lần lượt cử đại diện ghi lên bảng truyền thống lịch sử, văn hoá khác của Việt Nam mà các em trận trọng và tự hào.

- Các nhóm tham gia trò chơi.

- GV tổng kết kết quả của các nhóm và tuyên dương nhóm có kết quả tốt nhất.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong việc thể hiện tình yêu Tổ quốc.

b. Nội dung: Đọc tình huống trong SGK trang 15 và cho biết cách ứng xử của em.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: Em sẽ ứng xử thế nào trong tình huống này?

Tình huống 1: Nam rủ Lan cùng tham gia dọn vệ sinh khu phố vào sáng Chủ nhật. Lan sợ nắng nên từ chối.

Nếu là Nam, em sẽ làm gi? Trong buổi giao lưu với các nghệ sĩ đờn ca tài tử do trường.

Tình huống 2: Minh đã không tập trung tham gia mà còn rủ Đức đọc truyện.

Nếu là Đức, em sẽ làm gì?

- GV cho thời gian HS đọc tình huống và tìm cách ứng xử phù hợp.

- GV mời khoảng 2 – 4 HS lên trình bày.

- GV nhận xét và rút ra những cách ứng xử phù hợp.

 

 

 

Hoạt động 2: Bảy tỏ ý kiến

a. Mục tiêu: HS bảy tỏ quan điểm của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước.

b. Nội dung: HS bày tỏ ý kiến của mình về các nội dung được gợi ý trong SGK, trang 15.

c. Cách thức thực hiện:

- GV giới thiệu tên trò chơi Tổ quốc trong tim em.

- GV hướng dẫn luật chơi và tổ chức chơi: GV cắt giấy màu thành hình trái tìm, ghi các nội dung được gợi ý trong SGK và gắn đặt vào một hộp có hình trái tim lón.

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

a. Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.

b. Giữ gìn vẻ đẹp quê hương là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

c. Trò chơi dân gian không hấp dẫn.

d. Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- GV mời HS lên bốc thăm và trình bày ý kiến của bản thân về nội dung đã chọn.

- GV tổ chức cho HS nhận xét, góp ý phần trình bày của các bạn, tặng sao điểm thưởng cho HS có câu trả lời đúng.

- GV nhận xét và rút ra những vấn đề phù hợp.

- Sau thời gian thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, gọi HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, đưa ra kết luận:

Hoạt động 3: Nêu những hiểu biết của em về các địa danh

a. Mục tiêu: HS tự hào giới thiệu với các bạn về cảnh đẹp của Tổ quốc Việt Nam.

b. Nội dung: HS giới thiệu với các bạn về cảnh đẹp của Tổ quốc Việt Nam được gợi ý trong SGK trang 15, 16.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu thông tin giới thiệu cho các bạn về các địa điểm được gợi ý trong SGK.

- GV gợi ý cho HS một số hình thức thuyết trình:

+ Thuyết trình.

+ Sân khấu hoá, xây dựng tình huống, nhân vật (khách du lịch, hướng dẫn viên du lich....).

+ Làm thơ, vè về địa điểm cần giới thiệu.

- GV mời HS chia sẻ phần chuẩn bị của nhóm.

- GV tổ chức cho HS nhận xét, góp ý phần trình bày của các nhóm bạn.

-  GV nhận xét và rút ra những vấn đề phù hợp.

Hoạt động 4: Thực hiện tư thế nghiêm trang khi chào cờ

a. Mục tiêu: HS thực hiện được ta thể dùng khi chào cờ.

b. Nội dung: thực hiện tư thế nghiêm trang khi chào cờ theo hướng dẫn trong SGK trang 16.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc phần hướng dẫn và thực hành

- GV mới từng nhóm HS lên chào có theo hướng dẫn

- GV tổ chức cho HS nhận xét, góp ý phần thực hành của các bạn

- GV nhận xét và rút ra những vấn đề phù hợp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ những việc em làm thể hiện tình yêu Tổ quốc

a. Mục tiêu: HS xác định được trách nhiệm của mình để thể hiện tình yêu Tổ quốc.

b. Nội dung: HS trình bảy những việc bản thân đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.

c. Cách thức thực hiện:

- GV nêu tên trò chơi Chuyn điện

- GV huớng dẫn luật chơi: GV sẽ tiến hành phỏng vấn nhanh HS trong vòng 3 phút. Mỗi HS sẽ kể một việc mà bản thân đã hoặc sẽ làm thể hiện tình yêu Tổ quốc. HS nào kể đúng sẽ có quyền chỉ định bạn tiếp theo, lần lượt đến hết thời gian.

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Vẽ, sưu tầm tranh, ảnh, viết đoạn văn ngắn, làm thơ,... về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo

a. Mục tiêu: Sưu tầm được một số tranh, ảnh, viết đoạn văn ngăn, làm thơ.... về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo.

b. Nội dung: Trình bày được một số hình ảnh, viết đoạn văn ngắn, làm thơ... về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS sưu tầm một số tranh, ảnh, viết đoạn văn ngắn, làm thơ,... về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo.

- GV cho thời gian HS hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu.

- GV mời 2 – 3 HS xung phong trình bày sản phẩm.

- GV nhận xét, động viên HS.

- GV cho HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 17.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe phổ biến luật chơi.

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi và kể chính xác tên các tỉnh, thành phố của đất nước Việt Nam: Khánh Hoà, Hải Phòng, Lào Cai, Hà Nội, Long An, Huế,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

- Đại diện một số HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.

- HS xác định đúng được hành vi không nghiêm trang khi chào cờ của các bạn được thể hiện trong tranh trang phục không chỉnh tề (không bỏ áo vào quần); tư thế không đứng nghiêm khi chào cờ, tay không đưa lên theo đúng tư thế chào; làm việc riêng khi chào cờ.

- Khi chào cờ, HS cần thực hiện những thao tác sau chỉnh đốn trang phục gọn gàng; bỏ mũ, nón xuống; thực hiện động tác chào theo nghi thức; tự thế nghiêm trang, hai tay nắm hờ, mặt hướng về phía chào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm lựa chọn đúng được hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước: đọc sách để tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, yêu thích và tự hào về lịch sử Việt Nam (tranh 1); tự hào về cảnh đẹp của quê hương Việt Nam (tranh 4).

+ Biết đưa ra một số lời khuyên không được phá hoại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh (tranh 2); cần biết giữ cho cảnh quan môi trường xung quanh sạch đẹp (tranh 3).

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời được tình yêu Tổ quốc của Kim Đồng được thể hiện qua hành động: Sau khi Kim Đồng làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, anh đã phát hiện ra địch phục kích chờ bắt các cán bộ. Vì vậy, anh đã cử đồng đội về báo cho các đồng chí cán bộ, còn anh thì đánh lạc hướng địch. Anh đã bảo vệ được các cán bộ cách mạng an toàn.

+ Để thể hiện tình yêu Tổ quốc, em cần học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, hăng say, tích cực tham gia các hành động có ý nghĩa tốt đẹp về đất nước, yêu đất nước và con người.

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm và quan sát tranh

- HS trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta: tập trung, chăm chú lắng nghe có hướng dẫn viên giới thiệu về di tích lịch sử, dành lời khen về công lao của ông cha ta ngày xưa; bày tỏ sự mong muốn tham gia các lễ hội của đất nước.

- HS tham gia trò chơi.

- HS kể thêm được một số truyền thống lịch sử, văn hoá khác của Việt Nam mà các em trân trọng và tự hào: truyền thống nhân nghĩa; truyền thống hiếu học, truyền thống cần cù, chăm chỉ; các tập tục văn hoá tốt đẹp như gói bánh chung, bánh giầy, các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo....

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huôngs và thảo luận xử lí tình huống

- HS trả lời:

+ Tình huống 1: Nếu là Nam, em sẽ nói với Lan rằng việc tham gia dọn vệ sinh sẽ làm khu phố của mình trở nên sạch đẹp hơn, đây cũng là một việc làm dủ rất nhỏ nhưng vẫn thể hiện tình yêu quê hương, Tổ quốc. Bạn có thể mặc áo chống nắng, đội mũ để tham gia.

+ Tình huống 2: Nếu là Đức, em sẽ nhắc nhở Minh nên tập trung lắng nghe, cần tôn trọng những nghệ sĩ và không làm việc riêng trong các buổi sinh hoạt như thế này. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam, chúng ta nên tự hào về nét văn hoá đặc sắc ấy.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lên bốc thăm và trình bày ý kiến

- HS chia sẻ được ý kiến bản thân trong việc thể hiện tình yêu Tổ quốc:

+ Đồng tình với ý kiến a, b và d, vì đều thể hiện sự trân trọng, tự hảo về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước ta và tình yêu Tổ quốc.

+ Không đồng tình với ý kiến c, vì trò chơi dân gian là trò chơi truyền thống của dân tộc, mang một nét đẹp văn hoá của dân tộc, đất nước ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu thông tin giới thiệu cho các bạn về các địa điểm được gợi ý trong SGK

- HS giới thiệu

+ Hồ Gươm Hồ có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội. Nổi lên giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa 3 tầng nhỏ nhìn rêu phong phủ kín tạo nên nét cổ kính. Ngoài ra, còn có đền Ngọc Sơn với Tháp Bút và Đài Nghiên nằm ngay phía trước của đền.

+ Bến Nhà Rồng: Bến Nhà Rồng trước đây là trụ có thương cảng của Sài Gòn, nằm bên sông Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1863, là một trong những công trình đầu tiên thực dân Pháp xây dựng. Từ nơi đây, ngày 5/6/1911 Bác Hồ của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước.

+ Làng Sen quê Bác: Làng Sen có tên chính thức là làng Kim Liên, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là quê cha của Bác. Nơi đây nổi bật với những họ sen, đầm sen dày đặc, trở thành một dạng cảnh quan đặc biệt, với những bông sen hồng bung nở khi vào mùa, toả hương thơm thoang thoảng cả một vùng.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hướng dẫn và thực hiện được tư thế nghiêm trang khi chào cờ. + Bỏ mũ, nón xuống.

+ Chỉnh đốn trang phục gọn gàng.

+ Tư thế nghiêm trang, hai tay nắm hờ, mắt hướng về Quốc kỳ.

+ Thực hiện động tác chào theo nghi thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

- Mỗi HS sẽ nói 1-2 việc mà bản thân đã hoặc sẽ làm thể hiện tình yêu Tổ quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS sưu tầm một số tranh, ảnh, viết đoạn văn ngắn, làm thơ,... về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo

 

 

 

 

- HS đọc lời khuyên.

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và làm ở nhà

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Đạo đức 3 KNTT BÀI 2. EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án đạo đức 3 KNTT. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận