Danh mục bài soạn

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

Soạn văn 7 bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình là một chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca với những lời ca ngọt ngào, chất chứa tình yêu thương sâu lắng. Hocthoi sẽ tóm tắt những kiến thức tọng tâm và bài soạn văn hoàn chỉnh, chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Trong đó:
    • Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc.
    • Ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
  • Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội.


Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
        Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.


Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu!


Anh em nào phải người xa.
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1 (Trang 36 –SGK)  Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

Câu 2 (Trang 36 –SGK) Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

Câu 3 (Trang 36 –SGK) Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Câu 4 (Trang 36 –SGK)  Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.

Câu 5 (Trang 36 –SGK) Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

Câu 6 (Trang 36 –SGK) Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

Câu 1 (Phần Luyện tập -Trang 36) Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?

Câu 2  (Phần Luyện tập -Trang 36) Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong SGK, em hãy tìm đọc và chép lại một sô bài ca dao khác có nội dung tương tự.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 7 tập 1. Phần trình bày do Bảo Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận