Danh mục bài soạn

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

Soạn văn 7 bài: Từ ghép

Từ ghép được chia thành hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Việc phân biệt các kiểu từ ghép thường khiến các bạn gặp khó khăn, dễ nhầm lẫn. Vì vậy, Hocthoi sẽ hướng dẫn các bạn nhận biết các kiểu từ ghép và gợi ý làm bài tập

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

  • Từ ghép chính phụ 
    • Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
    • Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
  • Từ ghép đẳng lập
    • Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
    • Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1 (Trang 15 – SGK) Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ, cây cỏ thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Câu 2 (Trang 15 – SGK) Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ: bút, thước, mưa, làm, ăn, trắng, vui, nhát.

Câu 3 (Trang 15 – SGK) Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập: núi, ham, xinh, mặt, học, tươi.

Câu 4 (Trang 15 – SGK) Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?

Câu 5 (Trang 15 – SGK)  Sử dụng từ điển để tra các từ và trả lời câu hỏi:

a. Có phải mọi thứ có hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

b. Em Nam nói: "Cái áo dài của chị em ngắn quá!". Nói như thế có đúng không? Tại sao?

c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: "Quả cà chua này ngọt quá!" có được không? Tại sao?

d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

Câu 6 (Trang 15 – SGK)  So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (Anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

Câu 7 (Trang 15 – SGK) Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn và chỉ rõ các từ ghép trong đoạn văn

Bài tập 2:  Viết đoạn văn ngắn về mái trường có sử dụng ít nhất ba từ ghép

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 bài: Từ ghép . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 7 tập 1. Phần trình bày do Bảo Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận